Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Trẻ bị ho, hắt hơi, chảy nước mũi kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ là dấu hiệu của viêm phế quản

Trẻ bị viêm phế quản phải chăm sóc thế nào?

Các biện pháp dân gian giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản

Trẻ bị viêm đường hô hấp dưới khi nào nên đi khám?

Chữa viêm phế quản đơn giản bằng rau diếp cá

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, dẫn đến viêm nhiễm đường dẫn khí (phế quản) đến phổi. Thủ phạm phổ biến nhất gây viêm phế quản ở trẻ em là virus, nhưng cũng có thể do vi khuẩn, dị ứng và các chất kích thích như: Khói thuốc lá, khói, bụi… gây ra.

Những đối tượng được cho là có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản là: Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, trẻ bị còi xương, sinh non, suy dinh dưỡng, hen suyễn, dị ứng, suy giảm miễn dịch hoặc đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn khác như: Ho gà, cúm, sởi... 

Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em

 Một trong những biểu hiện thường gặp nhất ở trẻ khi bị viêm phế quản là trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt cao. Ho ngày càng nhiều, thở khó, thở rít.

- Đến các giai đoạn sau, trẻ sẽ ho nhiều hơn, có cảm giác đau rát cổ họng và xuất hiện đờm màu xanh, xám, hay hơi vàng. Ngoài ra, còn xuất hiện những cảm giác đau ngực, sốt nhẹ, và mệt mỏi.

- Trong một số trường hợp nặng hơn dẫn đến sốt cao trên 39 độ C, thì thậm chí dẫn đến hôn mê nếu không được hạ sốt kịp thời. Ngoài ra, trẻ khó thở, tím tái, thở lõm lồng ngực, rối loạn tiêu hóa (bỏ ăn, chán ăn, chướng bụng, nôn chớ, tiêu chảy…).

- Bệnh có những tương tự như hen suyễn nên rất nhiều bậc phụ huynh tưởng nhầm rằng trẻ bị hen suyễn. Tuy nhiên, khi có những biểu hiện bất thường ở trẻ thì bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được khám bệnh và điều trị.

Phòng và điều trị bệnh

Để phòng bệnh viêm phế quản cho trẻ, cha mẹ nên cho bé ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng. Nên cho trẻ tiêm chủng để phòng bệnh cho trẻ. Nếu phát hiện có dịch sởi, ho gà thì phải kịp thời cách ly trẻ để tránh lây lan cho trẻ khác, vì các bệnh này là một trong những nguyên nhân gây biến chứng viêm phế quản - phổi.

Với các trường hợp trẻ bị viêm phế quản dạng nhẹ thì có thể được chăm sóc tại nhà bằng việc cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Cụ thể như cho trẻ uống nhiều nước, làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn. Có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũi cho trẻ với liều lượng nhở từ 2 - 3 giọt.

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ, khi muốn sử dụng thuốc cho trẻ cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tránh khói thuốc lá vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn và dễ trở thành bệnh hen sau này.

Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh nhất là khi thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh, thường xuyên giữ ấm trẻ đặc biệt là cổ họng và ngực, có thể quàng thêm khăn kể cả mùa hè cho trẻ. Đối với mùa Đông, cần cho trẻ mặc ấm khi ra ngoài trời, đảm bảo cơ thể trẻ không bị lạnh. Khi trẻ bị viêm họng hay viêm mũi, hay cảm cúm cần được điều trị kịp thời và triệt để.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu khó thở, bú kém, tím tái, … hoặc đã có các biến chứng của bệnh như viêm phổi, suy hô hấp thì cần đưa trẻ đến  ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Khánh Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ