Trẻ bị viêm phế quản: Điều trị thế nào, chăm sóc ra sao?

Trẻ bị viêm phế quản thường ho nhiều, ngạt mũi, sốt, ớn lạnh

Phân biệt viêm thanh quản và viêm phế quản

Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Trẻ bị viêm phế quản phải chăm sóc thế nào?

Các biện pháp dân gian giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản

Điều trị viêm phế quản

Viêm phế quản cấp tính sẽ khỏi trong vòng 2 - 3 tuần. Trong trường hợp viêm phế quản do nhiễm vi khuẩn, bác sỹ có thể kê thuốc kháng sinh. Nếu trẻ bị hen suyễn hoặc dị ứng, bác sỹ cũng có thể khuyên bạn nên cho trẻ sử dụng ống hít. 

Thông thường, điều trị viêm phế quản ở trẻ bao gồm: 

- Nghỉ ngơi nhiều;
- Uống nhiều nước;
- Dùng thuốc hạ sốt (Ibuprofen hoặc Acetaminophen);
- Dùng siro ho (với trẻ trên 4 tuổi);
- Điều trị phục hồi chức năng phổi có thể cần thiết nếu trẻ bị viêm phế quản mạn tính. 

Thở khí dung giúp trẻ bị viêm phế quản giảm nghẹt mũi, khó thở

Viêm phế quản nặng có thể gây ra các biến chứng như: Da hoặc môi xanh, tím tái do thiếu oxy trong máu. Thiếu oxy có thể dẫn đến suy hô hâp, nếu không được cấp cứu ngay lập tức. Ngưng thở có thể xảy ra ở trẻ sinh non. Trong những trường hợp này, trẻ cần được nhập viện để điều trị kịp thời, phù hợp.

Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản tại nhà

Ngoài việc dùng thuốc theo đơn của bác sỹ, bố mẹ cũng có thể thực hiện những điều như dưới đây để làm giảm các triệu chứng viêm phế quản, đồng thời giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. 

- Nghỉ ngơi: Hãy để trẻ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Nơi nghỉ của trẻ cần tránh xa bụi, khói. 

- Uống nhiều nước: Cho trẻ uống ít nhất 7 - 8 ly nước mỗi ngày. 

- Dùng máy làm ẩm không khí trong phòng của trẻ. 

- Dùng thuốc nhỏ mũi để làm giảm nghẹt mũi. Nhưng hãy nói chuyện với bác sỹ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Những biện pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị viêm phế quản

Gừng: Gừng là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời để điều trị cảm lạnh và giảm bớt các triệu chứng viêm phế quản. Bạn có thể pha trà gừng bằng cách đun sôi vài lát gừng trong ấm nước khoảng 15 phút. Khi nước nguội bớt, cho thêm một chút mật ong rồi đưa cho trẻ uống. 

Tỏi: Tỏi có đặc tính chống virus, có thể giúp chống lại những virus gây viêm phế quản. Bóc vỏ và đập dập tỏi, cho một cốc sữa vào nồi đun sôi cùng tỏi. Cho trẻ uống cốc sữa này trước khi đi ngủ. 

Nghệ: Nghệ giúp chống viêm, giảm sưng tấy phế quản, đẩy đờm, dịch nhầy ra ngoài. Cho 1 thìa cà phê nghệ vào một ly sữa, đun sôi. Cho trẻ uống 2 - 3 lần một ngày. 

Tinh dầu khuynh diệp: Xông hơi bằng tinh dầu khuynh diệp giúp giảm nghẹt mũi và tức ngực. 

Nước muối: Súc miệng bằng nước muối cũng giúp trẻ dễ chịu hơn nhờ đẩy dịch nhầy ra ngoài và làm sạch đường hô hấp

Mật ong:  Ho là một trong những triệu chứng khó chịu nhất của viêm phế quản. Mật ong là một trong những biện pháp tự nhiên tốt nhất để trị ho và đau họng. Cho thêm một chút mật ong và chanh vào cốc nước ấm, cho trẻ uống 2 lần/ngày. 

Hành tây:  Hành tây có thể giúp hòa tan chất nhầy và tiêu đờm, giúp giảm khó thở. Cho thêm hành tây sống vào thức ăn hoặc cho trẻ uống 1 thìa cà phê nước ép hành tây vào buổi sáng, nếu bé có thể uống. 

Những biện pháp này có thể được thử ngay khi trẻ bị cảm lạnh hoặc cúm, để ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng đến phế quản. 

Phòng ngừa viêm phế quản thế nào?

Trẻ có thể bị viêm phế quản do nhiều nguyên nhân, bởi vậy việc ngăn ngừa bệnh thực sự rất khó. Tuy nhiên, những lời khuyên dưới đây có thể giúp giảm nguy cơ bị viêm phế quản. 

- Tránh xa những người đang bị cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm siêu vi. 
- Không dùng chung bát, cốc, ly với những người khác.
- Rửa tay cho trẻ và hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn hoặc chạm vào thức ăn.
- Luôn che mũi hoặc hắt hơi vào khăn tay hoặc khăn giấy.
- Làm sạch và khử trùng các bề mặt xung quanh trẻ để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan. 

An An H+ (Theo momjunction)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ