Trẻ đau đầu vì học nhiều

Kỳ lạ chữa bệnh đau đầu bằng yoga 'trồng cây chuối'

Xử lý đau đầu và sốt tại nhà

Đau đầu và nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm

7 thói quen "cấm cửa" đau đầu

Đau đầu tìm nguồn nước sạch bổ sung cho Hà Nội

Cháu N.M.K. (13 tuổi, huyện Hoóc Môn, TP.HCM, con chị T) bắt đầu có biểu hiện đau đầu từ khi bước vào năm học mới. Dạo gần đây thấy con kêu đau đầu dữ dội, chị mới đưa con đi khám thì vỡ lẽ cháu bị đau đầu do học hành căng thẳng nên bác sỹ khuyên chị sắp xếp thời gian cho cháu nghỉ ngơi, vui chơi.

Ra khỏi phòng khám, chị T. chột dạ khi nhớ đến một chuỗi ngày học miệt mài của con. Chị chia sẻ, ngoài giờ ngủ thì cháu lúc nào cũng học, sáng học chính chiều học thêm, tối về lại ngồi vào bàn học làm bài tập, do lịch học dày đặc nên việc ăn uống của cháu cũng thất thường, ăn vội ăn vàng nên cháu rất biếng ăn và chỉ thích mỗi mì ăn liền.

Bác sỹ Nguyễn Minh Tuấn - Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, tình trạng như cháu K. không hiếm. Rất nhiều trường hợp đến khám bệnh, bác sỹ Tuấn phát hiện trẻ bị đau đầu chủ yếu do căng thẳng trong học tập. Ngoài ra cũng có trường hợp trẻ stress do thường bị người lớn la hét trong lúc dạy trẻ.

Bác sỹ khám tổng quát cho trẻ tại Bệnh viện Nhi đồng 1

Tương tự, bác sỹ Nguyễn Thi Hùng - Phó Giám đốc Y khoa Bệnh viện FV nhận xét, số trẻ mắc bệnh đau đầu do học hành căng thẳng, chơi game, xem tivi nhiều đang có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. “Thấy trẻ bị đau đầu, phụ huynh đã đề nghị bác sỹ chụp MRI cộng hưởng từ kiểm tra xem đầu các cháu có bị bệnh gì không nhưng sau khi khám, tư vấn, bác sỹ đã chẩn đoán trẻ bị đau đầu do học hành căng thẳng và những phụ huynh này cũng thừa nhận như vậy”, bác sỹ Hùng cho biết.

Theo bác sỹ Phạm Văn Hoàng - Phó Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 1, có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu ở trẻ. Ngoài nguyên nhân tâm lý, trẻ có thể bị chấn thương đầu, viêm xoang, hô hấp, cận thị, viêm màng não, cao huyết áp, u não... do đó tùy theo từng nguyên nhân mà các bác sỹ sẽ có cách điều trị khác nhau. Khi được điều trị đúng, trẻ sẽ hết hoặc giảm triệu chứng đau đầu.

Nếu trẻ bị nhức đầu nhẹ thoáng qua chỉ cần cho nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, giảm những yếu tố căng thẳng như giảm cường độ học tập, bớt xem tivi, bớt chơi game... Đặc biệt không được tự ý mua thuốc giảm đau cho trẻ uống, làm như vậy rất nguy hiểm vì sẽ che lấp triệu chứng của bệnh và tạo cảm giác yên tâm giả cho phụ huynh.

Theo bác sỹ Hùng, không chỉ các bệnh viện nhi mà các bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nhi tại thành phố, các phòng mạch tư vẫn thường tiếp nhận trẻ bị đau đầu do căng thẳng trong học tập, chơi game và xem tivi quá nhiều giờ trong ngày. Ttrước đây, trẻ em bị đau đầu do nguyên nhân học hành căng thẳng rất hiếm gặp.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ