Bé T. sau khi uống thuốc sổ mũi đã phải đi cấp cứu
Làm gì khi trẻ bị sổ mũi?
Dị ứng thuốc - nguy hiểm chết người!
Dị ứng thuốc rộ theo mùa
Cô gái phồng rộp toàn thân vì dị ứng thuốc
Ngày 18/3, Lê Minh T., 26 tháng tuổi, nhà ở xã Phú Mỹ, huyện Tân Phước, Tiền Giang, được bà nội đưa vào bệnh viện vì em có những cử động tay chân bất thường, không tiếp xúc với mọi người xung quanh. Bà nội kể em T bị ho, sổ mũi đã ba ngày, nên có đi mua thuốc sổ mũi về uống. Sáng hôm đó bà cho lỡ tay bé T. uống một lần hai viên thuốc màu vàng, đến trưa thì cháu lừ đừ, tay chân quờ quạng, loạng choạng, run rẩy nên vội đi khám bệnh. Bác sỹ xem viên thuốc còn lại biết là viên thuốc trị sổ mũi tên Chlopheniramine, nên nhanh chóng cấp cứu cho bé T. Sau một ngày điều trị thì T. khỏe lại, hết các dấu hiệu của rối loạn thần kinh.
Về chuyên môn, Chlopheniramine là thuốc kháng histamine loại H1. Histamin là một trong những chất trung gian giữ vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng. Thuốc kháng histamin H1 là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị dị ứng hiện nay như: Viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, viêm da dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, các trường hợp bị côn trùng cắn... Ngoài ra, một số thuốc được dùng làm thuốc chống say tàu xe do có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, an thần nhẹ, làm giảm các rối loạn tiền đình, chóng mặt và buồn nôn. Tuy nhiên nếu dùng quá liều sẽ gây buồn ngủ, kích thích nghịch thường hệ thần kinh trung ương, rối loạn tâm thần, cơn động kinh, ngừng thở, co giật, rối loạn loạn trương lực cơ, rối loạn nhịp tim. Đối với trẻ em thì phải hết sức thận trọng, vì thuốc có thể ức chế đường hô hấp làm trẻ khó thở, ngưng thở, nhất là trẻ bị bệnh suyễn. Không dùng thuốc kéo dài nếu không cần thiết, vì thuốc làm trẻ mệt mỏi, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, ngoài ra thuốc còn làm cho bé bị khô miệng khiến cho bé rất dễ bị sâu răng.
Để tránh những biến chứng do dùng thuốc không đúng, cần thận trọng khi cho trẻ dùng thuốc và nhớ lời dặn của bác sĩ, nếu thuốc nào không nắm rõ phải hỏi lại cho kỹ. Để thuốc ở chổ cao để trẻ không thể với tới được. Khi chẳng may trẻ uống thuốc quá liều, cần bình tĩnh, làm ngay một số động tác đơn giản để cấp cứu như dùng tay nhẹ nhàng kích thích vùng cổ họng cho trẻ ói thuốc ra, rồi nhanh chóng đưa bé vào bệnh viện gần nhất.
BS NGUYỄN THÀNH ÚC
Bình luận của bạn