“Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5 trên phạm vi cả nước.
Bảo quản rau lá xanh ra sao để đảm bảo an toàn thực phẩm?
Cảnh báo nguy cơ thiếu an toàn thực phẩm dịp Tết Giáp Thìn 2024
Bộ Y tế sửa đổi quy định về tần suất kiểm tra an toàn thực phẩm
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo 6 TPBVSK vi phạm quy định quảng cáo
Với mục tiêu tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đã xây dựng Kế hoạch triển khai "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2024, diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5 trên phạm vi cả nước với chủ đề "Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới".
Kế hoạch nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm (ATTP); đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP.
Mục tiêu nhằm tăng cường thanh kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, ATTP; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, ATTP.
Qua đó, nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn...
Trong tháng hành động vì ATTP, sẽ có 5 đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra tại 10 tỉnh, thành phố - Ảnh minh họa
"Tháng hành động vì ATTP” năm 2024 đặt ra các hoạt động trọng tâm, trong đó, quan tâm tổ chức phổ biến, triển khai “Tháng hành động”; công tác chiến dịch truyền thông; hoạt động thanh, kiểm tra liên ngành.
Đối với các hoạt động triển khai về chiến dịch truyền thông, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan thông tin đại chúng phổ biến, tuyên truyền pháp luật về ATTP đến các nhóm đối tượng; phổ biến kiến thức phòng ngừa ngộ độc thực phẩm; biểu dương các tổ chức, cá nhân có các sáng kiến, kỹ thuật đảm bảo ATTP, góp phần phát triển kinh tế; công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về ATTP gây hậu quả nghiêm trọng.
Liên quan đến hoạt động thanh, kiểm tra liên ngành tại Trung ương và địa phương, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP tổ chức các đoàn kiểm tra thực hiện chỉ đạo của Trung ương trong công tác bảo đảm ATTP của các Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh ATTP địa phương; Kiểm tra thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm...
Toàn quốc xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm, có 3 người tử vong trong quý I
Thống kê từ Bộ Y tế cho biết, trong tháng 3/2024, cả nước xảy ra 6 vụ ngộ độc thực phẩm làm 368 người bị ngộ độc. Tính chung quý I/2024, trên toàn quốc đã xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2023) làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong (giảm 4 ca so với cùng kỳ năm 2023).
Theo Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế), thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có một số vụ ngộ độc thực phẩm lớn làm nhiều người mắc và phải nhập viện điều trị.
Nguyên nhân chính là do điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, nhất là vi khuẩn gây bệnh đường ruột, động thực vật chứa độc tố tự nhiên (nấm độc, côn trùng, cây, quả rừng, thủy hải sản…); ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ.
Một nguyên nhân khác đó là quá trình chế biến, bảo quản nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm chưa đúng cách cùng với ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm…
Gần đây nhất là vụ ngộ độc xảy ra trong tháng 3/2024 tại quán cơm gà Trâm Anh (thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) khiến 369 người phải đến các cơ sở y tế thăm khám, điều trị. Vi khuẩn gây ngộ độc là Salmonella spp, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus được tìm thấy trong cơm, gà xé, sốt trứng, rau dưa chua, hành phi.
Bình luận của bạn