Các ca nhập viện vì men gạo đỏ Kobayashi có đặc điểm chung là gì?

Một thông báo thu hồi sản phẩm có chứa men gạo đỏ của Kobayashi - Ảnh: AP.

"Chất lạ" bí ẩn trong sản phẩm của Kobayashi?

Người thứ 5 tử vong liên quan đến sản phẩm của Kobayashi, bê bối lan rộng

Nhật Bản: Thêm 2 ca tử vong sau khi dùng sản phẩm chứa men gạo đỏ

Một hãng dược Nhật thu hồi sản phẩm gây tổn thương thận, Bộ Y tế ra cảnh báo

Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát, 80% số bệnh nhân phải vào viện từ tháng 1 tới nay, 90% trong độ tuổi từ 40 đến 69, 66% là phụ nữ. Trường hợp liên quan đến sản phẩm của Kobayashi tới viện sớm nhất vào tháng 11.

Về điều trị, 1/4 số bệnh nhân điều trị bằng steroid, số còn lại được yêu cầu dùng thuốc bổ sung. Hai người phải chạy thận nhân tạo, trong đó 1 người đã hồi phục.

Theo Kyodo News, thông tin trên được Hiệp hội Thận học Nhật Bản công bố ngày 1/4, sau cuộc khảo sát trực tuyến được thực hiện trên 46 trường hợp sử dụng sản phẩm gạo men đỏ "Beni-koji choleste help" và 1 người dùng "Naishi help plus cholesterol". Cả hai loại sản phẩm này đều đã bị Kobayashi tự nguyện thu hồi.

Trường hợp 1 bệnh nhân nhập viện sau khi dùng "Naishi help plus cholesterol" có thể là trường hợp đầu tiên từ khi vụ bê bối nổ ra vào ngày 22/3, trong khi Kobayashi báo cáo với chính phủ Nhật Bản rằng, họ chủ yếu tiếp nhận phàn nàn của những người dùng "Beni-koji choleste help", sản phẩm bổ sung chứa men gạo đỏ giúp kiểm soát cholesterol, được sản xuất từ tháng 9 năm ngoái tại nhà máy ở Osaka. 

Hai sản phẩm Beni-koji choleste help (trái) và Naishi help plus cholesterol. Ảnh: Kyodo

Hai sản phẩm "Beni-koji choleste help" (trái) và "Naishi help plus cholesterol". Ảnh: Kyodo

Ngày 1/4, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cho biết, số người nhập viện sau khi dùng thực phẩm bổ sung của Công ty Kobayashi đã tăng lên 157 vào cuối tháng 3. Số câu hỏi gửi đến công ty hiện lên tới 22.000. Bộ đã thành lập một đường dây nóng chính phủ để giải quyết thắc mắc về vấn đề này, đến nay đã nhận được hơn 1.500 cuộc gọi.

Công ty Kobayashi ra mắt sản phẩm "Beni-koji choleste help" vào tháng 2/2021, bán được khoảng 1 triệu gói vào cuối tháng 2 năm nay. Nhiều người dùng sản phẩm này đã phát triển bệnh thận một thời gian sau đó.

Trong khi đó, "Naishi help plus cholesterol" được bán với số lượng ít hơn. Theo chính quyền thành phố Osaka, khoảng 40 gói sản phẩm trên được bán ở các khu vực bao gồm vùng Hokuriku.

Khi các cuộc điều tra nguyên nhân vẫn tiếp tục, Công ty Kobayashi cho biết, đã phát hiện acid puberulic, một hợp chất tự nhiên sinh ra từ nấm mốc xanh, trong thành phần được sử dụng để sản xuất thực phẩm bổ sung chứa men gạo đỏ. Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, đây là chất kháng khuẩn và chống sốt rét mạnh, có thể gây độc tố cho người sử dụng.

Chủ tịch VAFF: "Mỗi người tiêu dùng cần trở thành những người tiêu dùng thông thái"

Mới đây, Công ty Kobayashi thông báo đã xác nhận trường hợp tử vong thứ 5 có thể liên quan đến thực phẩm bổ sung làm từ men gạo đỏ, nhưng vẫn chưa xác định được chất là nguyên nhân gây ra các vấn đề về sức khỏe của người tiêu dùng. Ngoài ra, có sản phẩm của công ty này đang được bán tại thị trường Việt Nam, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) đã đưa ra cảnh báo.

Theo đó, qua rà soát dữ liệu đăng ký bản công bố sản phẩm tại Cục An toàn thực phẩm, nhà chức trách thông báo hiện nay chưa cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm/Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe: "Beni-koji choleste-help"; "Naishi-help plus cholesterol"; "Natto-kinase sarasara-tsubu gold" và "Kobayashi Naishi Help 30" của Công ty Dược phẩm Kobayashi, Nhật Bản.

Cục An toàn Thực phẩm cảnh báo và đề nghị người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm có các thông tin như trên.

Trong trường hợp phát hiện các sản phẩm này lưu hành trên thị trường, Cục An toàn Thực phẩm đề nghị thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.

PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam (VAFF)

PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam (VAFF)

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Sức Khỏe+, PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam (VAFF) cũng khuyến cáo tới người tiêu dùng 3 điểm cần luôn luôn "thuộc lòng" khi mua và sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng để có thể tự bảo vệ sức khỏe của mình:

1. Xem nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, cơ sở sản xuất có đáng tin cậy hay không?

2. Xem các sản phẩm đã được Cục An toàn thực phẩm cấp phép lưu hành chưa? Tuyệt đối không nên sử dụng các sản phẩm “xách tay” trôi nổi.

3. Khi cầm trên tay sản phẩm, người tiêu dùng cần phải kiểm tra nhãn mác, ngày sản xuất, hạn sử dụng sản phẩm còn đầy đủ hay không?

Chủ tịch VAFF nhấn mạnh: "Mỗi người tiêu dùng cần phải trở thành những 'người tiêu dùng thông thái'”.

 
Hiệp Nguyễn (Theo Kyodo News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn