Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ: Đừng nhầm với cảm lạnh hay sốt phát ban!

Phát ban - triệu chứng bệnh sởi dễ nhận biết

Chăm sóc trẻ bị sởi như thế nào để nhanh khỏi bệnh?

Sốt phát ban và sởi ở trẻ em khác nhau thế nào?

Sốt cao, nổi ban, ho nhiều, bệnh nhi nhập viện vì biến chứng bệnh sởi

Trẻ bị phát ban sau khi sốt có nguy hiểm?

Bệnh sởi bắt đầu với các triệu chứng giống như cảm lạnh, phát triển khoảng 10 ngày sau khi bị nhiễm bệnh. Đối với hầu hết mọi người, căn bệnh này thường kéo dài khoảng 7 đến 10 ngày. 

Triệu chứng bệnh sởi

Các dấu hiệu ban đầu của bệnh sởi có thể bao gồm: 

- Chảy nước mũi hoặc ngạt mũi

- Hắt hơi

- Chảy nước mắt

- Mí mắt bị sưng

- Mắt đỏ, đau, có thể nhạy cảm với ánh sáng

- Sốt cao, có thể lên tới 40 độ C

- Có đốm nhỏ màu trắng xám trong miệng

- Mỏi và đau nhức

- Ho

- Ăn kém

- Mệt mỏi, khó chịu.

Các nốt trong miệng

Một hoặc hai ngày trước khi phát ban, trẻ bị bệnh sởi có thể xuất hiện những đốm nhỏ màu trắng xám trong miệng. Không phải tất cả mọi người mắc bệnh sởi đều có những điểm này, nhưng nếu ai đó bị xuất hiện các nốt trong miệng kèm theo các triệu chứng khác được liệt kê ở trên hoặc bị phát ban, rất có thể đã mắc bệnh sởi.

Trẻ bị bệnh sởi có thể xuất hiện những nốt màu trắng xám trong miệng

Các nốt này thường kéo dài trong vài ngày. 

Phát ban sởi

Phát ban thường xuất hiện khoảng 2 - 4 ngày sau các triệu chứng ban đầu và thường biến mất sau khoảng 1 tuần. Trẻ sẽ cảm thấy ốm yếu, mệt mỏi nhất vào ngày đầu tiên hoặc ngày thứ hai sau khi xuất hiện phát ban.

Đặc điểm của phát ban do sởi:

- Được tạo thành từ những đốm nhỏ màu nâu đỏ, phẳng hoặc hơi nhỏ có thể kết hợp với nhau thành mảng lớn. 

- Thường xuất hiện ở đầu hoặc cổ trước khi lan ra các phần còn lại trên cơ thể. 

- Hơi ngứa.

- Có thể trông giống như ban đỏ nhiễm khuẩn, sốt phát ban hoặc rubella.

Xem thêm: Phân biệt sởi và sốt phát ban ở trẻ

Khi nào cần đưa trẻ đi khám hoặc gọi cho bác sỹ? 

Hãy liên lạc với bác sỹ hoặc đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt nếu bạn nghi ngờ trẻ bị sởi, ngay cả khi bạn không hoàn toàn chắc chắn. Tốt nhất là hãy gọi điện thoại trước để giảm nguy cơ lây nhiễm sang người khác. 

Bạn cũng nên gọi cho bác sỹ nếu trẻ tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh sởi và trẻ chưa được tiêm phòng đầy đủ hoặc chưa từng bị sởi trước đó. 

Ít có khả năng bị bệnh sởi nếu đã được tiêm phòng đầy đủ hoặc đã từng bị bệnh sởi.
An An H+ (Theo nhs.uk)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm