Viêm thanh quản là căn bệnh rất phổ biến ở trẻ
Nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản ở trẻ
9 biện pháp tự nhiên giúp điều trị viêm thanh quản
Viêm thanh quản: Các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh
7 giải pháp đơn giản giảm viêm thanh quản
Bệnh viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm bị sưng dẫn đến khản hoặc mất giọng. Dây thanh âm là những nếp gấp trong niêm mạc thanh quản. Khi chúng bị sưng, âm thanh hình thành do không khí đi qua dây thanh âm bị biến dạng khiến cho giọng người bệnh nghe khàn khàn. Bệnh thường hết trong 2 - 3 tuần nhưng khi bệnh kéo dài lâu hơn thì sẽ được chẩn đoán là bệnh viêm thanh quản mạn tính. Viêm thanh quản mạn tính tốn nhiều thời gian để bình phục hơn và điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh viêm thanh quản thường xảy ra sau một bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên như ho, đau họng, khàn giọng, mất tiếng, cơ thể mệt mỏi…
Viêm thanh quản ở trẻ có thể nhận biết qua các triệu chứng sau đây:
– Trẻ bị ho dai dẳng, khàn tiếng và sốt nhẹ từ 37,5 - 38 độ C và có biểu hiện sợ hãi, lo lắng.
– Trẻ có một số dấu hiệu khác như chảy nước mũi, quấy khóc, biếng ăn…
– Trẻ bị khó thở, nhất là vào ban đêm trong 3 - 4 ngày đầu mắc bệnh.
Đưa trẻ đi khám bác sỹ khi các triệu chứng viêm thanh quản kéo dài không khỏi
Cơn khó thở thanh quản cấp có 3 mức độ như sau:
- Mức độ nhẹ: Trẻ ho và khản tiếng, thở rít mỗi khi khóc.
- Mức độ trung bình: Trẻ thở rít cả khi nằm yên, khó thở, thở gấp và co lõm.
- Mức độ nghiêm trọng: Trẻ thở rít khi nằm yên, khó thở nặng, vật vã, người tím tái do tắc nghẽn hô hấp.
Khi bệnh càng tiến triển xấu thì trẻ có thể bị sốt cao 39 – 40 độ, lưỡi bẩn, môi khô, soi thanh quản thấy xuất tiết nhiều nhầy, thanh quản bị phù nề và xung huyết có thể lan xuống khí quản và phế quản, khó thở nặng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trẻ bị viêm thanh quản cũng có thể có các triệu chứng như: Khó nói, giọng nói yếu, giọng khàn, ho khan... Những triệu chứng này thường nhẹ, chỉ cần cho cổ họng được nghỉ ngơi, uống nhiều chất lỏng là thanh quản sẽ tự chữa lành.
Khi nào bạn cần đưa trẻ đi khám?
Viêm thanh quản thường không nghiêm trọng, bạn có thể giúp trẻ xử lý các trường hợp của viêm thanh quản cấp tính với các bước chăm sóc như cho trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng viêm thanh quản ở trẻ kéo dài hơn 2 tuần thì bạn nên đưa trẻ đi khám. Ngoài ra, bạn cần đưa trẻ đi khám nếu có các triệu chứng như: Khó thở; Ho ra máu; Sốt không thuyên giảm; Khó nuốt.
Bình luận của bạn