Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu (P.4)

Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu trong chữa bệnh, được dùng nhiều trong Đông y

Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu (P.2)

Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu (P3)

Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu

Mần tưới

Bộ phận dùng: Toàn cây gọi là Trạch lan.

Tính vị, quy kinh: Vị đắng, tính hơi ôn; Vào các kinh: Can, tỳ.

Tác dụng: Hoạt huyết, phá ứ huyết, lợi thủy, tiêu thũng, sát trùng.

Công dụng: Chữa chấn thương ứ huyết, kinh nguyệt bế không đều; Phụ nữ đẻ đau bụng ứ huyết, phù thũng, vậng huyết, mụn nhọt.

Mần tưới có tác dụng hoạt huyết, phá ứ huyết, lợi thủy, tiêu thũng, sát trùng

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 6 - 12gr, dạng thuốc sắc.

Nhựa cây sơn

Bộ phận dùng: Nhựa cây khô gọi là Can tất, Can tất thán hoặc Can tất chỉ.

Tính vị, quy kinh: Vị cay, tính ôn; Vào các kinh: Can, tỳ.

Tác dụng: Phá huyết, tán ứ lợi thủy, tiêu tích sát trùng.

Nhựa cây sơn cũng là một vị thuốc quý được sử dụng trong Đông y

Công dụng: Chữa ứ huyết ngưng kết lâu ngày, tích trệ thành báng tích, chữa cổ trướng do huyết, sản hậu ác lộ.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 3 - 6gr, dạng thuốc sắc.

Ngải cứu

Bộ phận dùng: Lá ngải gọi là Ngải diệp, lá phơi khô tán nhỏ lấy phần lông trắng gọi là Ngải nhung dùng làm mồi cứu.

Tính vị, quy kinh: Vị đắng, mùi thơm, tính ấm; Vào các kinh: Can, tỳ, thận.

Tác dụng: Ôn kinh, hồi dương tán nghịch, an thai, chỉ huyết, điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, chỉ thống. 

Ôn kinh, hồi dương tán nghịch, an thai, chỉ huyết, điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, chỉ thống

Công dụng: Chữa chảy máu do băng huyết, lậu huyết, chữa khí hư bạch đới, phụ nữ có thai đau bụng, đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, chữa đau bụng do lạnh đau.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 6 - 10gr, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài: Ngải nhung dùng để cấp cứu khi trúng hàn hoặc hồi dương trong các trường hợp thoát dương hoặc chữa đau bụng. Lá Ngải cứu tươi nóng chườm trị đau bụng, đau khớp, dùng gối trị đau đầu.

Nghể răm

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Tính vị, quy kinh: Vị cay, vị nóng; Vào các kinh: Tâm, thận.

Tác dụng: Tán ứ chỉ thống, giải độc tiêu thũng, sát trùng chỉ dưỡng.

Cây nghể răm

Công dụng: Chữa tụ máu do chấn thương, phong thấp đau nhức xương khớp, thủy thũng, phình giãn tĩnh mạch, vết thương chảy máu, xuất huyết dạ dày, trĩ hậu môn. Dùng ngoài trị rắn độc cắn, mụn nhọt, ngứa lở ngoài da.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 8 - 12gr, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài tùy lượng lấy cây tươi giã đắp hay nấu nước tắm rửa.

Bài viết được trích từ cuốn “Những cây thuốc vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu” của Hội Đông y Việt Nam và Tổ chức Động vật Châu Á nhằm khuyến khích việc bảo tồn các loài gấu Việt Nam, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, khai thác, buôn bán và sử dụng mật gấu.
T.Nga H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất