Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu (P.2)

Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu trong chữa bệnh

Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu

Một củ khoai, đa công dụng

Trị ho cho trẻ bằng cây thuốc quanh nhà

Việt Nam có nhiều cây thuốc thay thế động vật

Lô hội - cây thuốc "đa năng" của người Ấn

Ô rô cạn

Bộ phận dùng: Toàn cây gọi là Đại kế

Tính vị, quy kinh: Vị cay, tính ấm; Vào các kinh: Tâm, can, tiểu tràng, bàng quang.

Tác dụng: Tan máu ứ, tiêu sưng tấy, cầm máu.

Công dụng: Chữa nục huyết, thổ huyết, niệu huyết, tiện huyết, bang lậu hạ huyết, chấn thương tụ máu, xuất huyết; Chữa vàng da, phù thận, lên cái vú; Chữa ung thũng sang độc; Dùng ngoài trị mụn nhọt độc, ghẻ lở.

Cây Ô rô cạn

Liều lượng, liều dùng: Ngày dùng từ 6 – 12gr, dạng thuốc sắc, dùng ngoài giã tinh đắp lên vết thương.

Đan sâm

Bộ phận dùng: Rễ  củ gọi là Đan sâm

Tính vị, quy kinh: Có vị đắng, vị hơi hàn; Vào các kinh: Tâm, can.

Tác dụng: Khứ ứ chỉ thống, hoạt huyết thông kinh, thanh tâm trừ phiền.

Đan sâm có tác dụng khứ ứ chỉ thống, hoạt huyết thông kinh, thanh tâm trừ phiền

Công dụng: Chữa khí huyết tích tụ, ung nhọt sưng đau, kinh nguyệt không đều, rong kinh đau bụng, tử cung xuất huyết, người gầy yếu xanh xao, da vàng, ăn uống thất thường, tâm thần hoảng hốt hoặc điên cuồng; Chữa đơn độc ghẻ lở; Dùng làm thuốc bổ máu cho phụ nữ và trẻ em.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng từ 6 – 12 gr, dạng thuốc sắc hoặc dùng rượu xoa bóp.

Đào nhân

Bộ phận dùng: Nhân hạt gọi là Đào nhân.

Tính vị, quy kinh: Có vị đắng, the, tính bình; Vào các kinh: Tâm, can.

Đào nhân giúp hoạt huyết, phá huyết, khí tích trệ, nhuận táo, hoạt trườn, ức chế sự đông máu

Tác dụng: Hoạt huyết, phá huyết, khí tích trệ, nhuận táo, hoạt trườn, ức chế sự đông máu.

Công dụng: Chữa kinh nguyệt bế tắc, sinh máu hòn máu cục, chấn thương ứ huyết; Bụng dưới đầy, đau; Chữa đại tiện táo do huyết hư.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng từ 6 – 12gr, dạng thuốc sắc.

Địa liền

Bộ phận dùng: Thân rễ gọi là Sơn tam nại.

Tính vị, quy kinh: Vị cay, tính ấm; Vào các kinh: Tỳ, vị.

Tác dụng: Tán hàn, trừ thấp, trừ uế khí, lưu thông huyết mạch.

Địa liền giúp tán hàn, trừ thấp, trừ uế khí, lưu thông huyết mạch

Công dụng: Chữa ăn uống không tiêu, ngực bụng lạnh đau, tê phù, tê thấp, nhức đầu, đau răng do phong, trị ỉa chảy, hoắc loạn.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng từ 4 – 8gr dạng thuốc sắc, thuốc bột.

Bài viết được trích từ cuốn “Những cây thuốc vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu” của Hội Đông y Việt Nam và Tổ chức Động vật Châu Á nhằm khuyến khích việc bảo tồn các loài gấu Việt Nam, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, khai thác, buôn bán và sử dụng mật gấu.
T.Nga H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất