Doanh nghiệp sữa... sợ phải tăng giá vì đột nhiên bị truy thuế

Truy thu thuế sữa: Ai sẽ giải cứu cho các "đại gia sữa" Việt?

Tình tiết mới trong vụ việc 8 "đại gia sữa" Việt kêu cứu

Vinamilk - Quán quân bảng xếp hạng doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam

"Bò sữa triệu đô" tiếp tục lọt Top 100 ASEAN

"Quán quân quản trị" Việt Nam Vinamilk muốn bay cao hơn nữa ở châu Á

Được biết, từ năm 2000 đến nay, cái tên thương mại Anhydrous MilkFat hay Anhydrous ButterFat của Tập đoàn Fontera (New Zealand) có thành phần cấu tạo giống nhau, được gọi là dầu bơ khan hoặc chất béo khan từ sữa và được gắn cho mã số hồ sơ 0405.90.10. Tất cả các công ty nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất khi nhập khẩu mặt hàng này về đều thực hiện khai báo, gửi mẫu đi phân tích để xác định chính xác về bản chất, thành phần cấu tạo... Tất cả các kết quả giám định, phân tích chứng nhận đều xác định mặt hàng Anhydrous MilkFat có mã số là 0405.90.10 với mức thuế suất nhập khẩu là 5%. Tuy nhiên, ngày 20/11, Tổng cục Hải quan đã phát đi thông báo do ông Nguyễn Dương Thái - Phó Tổng cục trưởng ký, đã tách Anhydrous MilkFat hay Anhydrous ButterFat ra thành hai mã hồ sơ khác nhau và Anhydrous MilkFat có mã số 0405.90.90 bị chịu thuế suất nhập khẩu 15% chứ không còn 5% như trước đây và thực hiện truy thu thuế đối với doanh nghiệp với các lô hàng từ năm 2010.

Trước quyết định “bất thình lình” này, 8 doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sữa nguyên liệu, bao gồm: Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty CP Đại Tân Việt, Công ty FrieslandCampina Việt Nam, Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm (Nutifood), Công ty cổ phần Hóa chất Á Châu, Công ty CP Thế Hệ Mới, Công ty CP Sữa Hà Nội, Công ty CP TM và Công nghệ Thực phẩm Hoàng Lâm đã đồng loạt ký tên vào bản kiến nghị khẩn cấp gửi Thủ tướng, Bộ Tài chính để phản đối công văn thay đổi mã số “không có căn cứ” trên. 

Trong kiến nghị này, các doanh nghiệp cho hay, các nội dung liên quan đến việc thực thi pháp luật không nhất quán, không đúng quy định của pháp luật của cơ quan Hải quan đang thực hiện làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc này được thực hiện sẽ gây những hệ lụy nghiêm trọng và có khả năng xảy ra tranh chấp pháp lý. Theo đó, việc áp dụng mã số thuế không đúng này của cơ quan Hải quan gây nên những hệ lụy như sau:

Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp với việc phải nộp bổ sung thuế một cách bất hợp lý từ một văn bản chỉ đạo của Tổng cục hải quan.

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do hàng hóa đã được đưa vào sản xuất kinh doanh từ nhiều năm trước.

Vi phạm các cam kết của Chính phủ Việt Nam với các Hiệp định song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia.

Tăng giá thành sản phẩm đối với sản phẩm sữa, đặc biệt là các sản phẩm sữa trẻ em mà Chính phủ đang kiểm soát giá, do đây là nguyên liệu sản xuất chính.

Đáng nói hơn, việc truy thu thuế lại được thực hiện trong thời gian rất gấp, điển hình như một công ty sữa lớn ở Việt Nam đã bị Chi cục Kiểm tra sau thông quan (Chi cục Hải quan TP. Hải Phòng) yêu cầu phải nộp bổ sung đủ tiền thuế chênh lệch trong 5 năm qua chỉ trong vòng 10 ngày kể từ ngày ra thông báo. Theo ước tính của các doanh nghiệp, nếu thay đổi mức thuế từ 5% ban đầu lên đến 15% thì số tiền truy thu lên đến 1.000 tỷ đồng.

Trong đơn cầu cứu Thủ tướng, các “đại gia ngành sữa đề nghị, Cơ quan Hải quan không ban hành các quyết định ấn định thuế và thu hồi các thông báo yêu cầu nộp bổ sung thuế liên quan đến mặt hàng nói trên. Bên cạnh đó, trong bối cảnh kinh tế đất nước và thế giới đang hết sức khó khăn thì Nhà nước càng cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tập trung sản xuất kinh doanh, thực thi pháp luật một cách nhất quán, rõ ràng, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng