Truy tìm “thủ phạm” gây ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến tử vong

Diễn tập xử lý vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc

Điều tra vụ ngộ độc thực phẩm tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Một người ngộ độc do ăn cá nóc

Gần 700 người chết do ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... nó cũng có thể coi là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm.

Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng... Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi.

PGS.TS Trần Đình Toán nhận định, các tác nhân sinh học chính gây ô nhiễm thực phẩm bao gồm: Vi khuẩn, nấm mốc, virus và ký sinh trùng.

Vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm và gây ra ngộ độc

Vi khuẩn có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Phân, nước thải, rác bụi, không khí, thực phẩm tươi sống là ổ chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Thức ăn chín để ở nhiệt bình thường là môi trường cho vi khuẩn trong không khí xâm nhập và phát triển rất nhanh. Đặc biệt, các thức ăn còn thừa sau bữa ăn, chỉ cần một vài giờ là số lượng vi khuẩn có thể sinh sản đạt đến mức gây ngộ độc thực phẩm.

Nấm mốc thường gặp trong môi trường sống, nhất là ở các loại ngũ cốc, quả, hạt có dầu dự trữ trong điều kiện thời tiết nóng ẩm như nước ta. Nấm mốc không những làm hỏng thực phẩm, mà còn sản sinh ra các độc tố nguy hiểm. Aflatoxin là độc tố vi nấm do nấm Aspergillus Flavus và Aspergillus Parasiticus sản sinh ra trong ngô, đậu và lạc ẩm mốc có thể gây ung thư gan.

Nấm mốc trong thực phẩm có thể gây ung thư

Virus gây ngộ độc thực phẩm thường có trong ruột người, các nhuyễn thể sống ở vùng ô nhiễm, rau quả tưới nước có phân tươi. Virus có thể lây truyền từ phân qua tay người tiếp xúc hoặc từ nước bị ô nhiễm phân vào thực phẩm gây bệnh cho người.

Ký sinh trùng thường gặp trong thực phẩm là giun sán. Người ăn phải ấu trùng sán dây trong thịt bò (sán dây bò), trong thịt lợn (thịt lợn gạo) chưa nấu chín. Khi vào cơ thể thì ấu trùng sẽ phát triển thành sán trưởng thành, ký sinh ở ruột và gây rối loạn tiêu hóa.

Khi ăn phải cá nước ngọt có nang trùng sán lá gan chưa nấu chín thì nang trùng chuyển tới ống mật và phát triển ở gan thành sán trưởng thành gây tổn thương gan mật. Nếu ăn phải tôm, cua (nhất là cua trên núi, khe suối ở vùng cao) có nang ấu trùng sán lá phổi chưa nấu chín thì chúng sẽ xuyên qua thành ruột và qua cơ hoành lên phổi, phát triển thành sán trưởng thành gây viêm phế quản. Bệnh do giun xoắn cũng bởi tập quán ăn thịt tái, nem bằng thịt sống, ăn tiết canh có ấu trùng gây nguy nhiễm độc, dị ứng, sốt cao, liệt cơ hô hấp dễ dẫn tới tử vong.

 

Việc phòng tránh ngộ độc thực phẩm là cả một quá trình từ việc chọn thực phẩm đảm bảo, bảo quản thực phẩm chưa chế biến (đông lạnh, ướp muối...) hoặc đã chế biến (đậy, đằn, hâm, ướp lạnh...) đến quá trình giữ vệ sinh trong khâu chế biến, khi ăn uống cho đến các biện pháp phòng ngừa khi ăn ở ngoài. Trong đó phương châm cần lưu ý là "ăn chín, uống sôi" (ăn, uống thực phẩm đã chín kỹ).

 

Linh Ly
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị