Tỷ lệ tử vong do đau tim giảm 12% nhờ ngừng hút thuốc lá

Ngừng hút thuốc giá giúp giảm nguy cơ tử vong do đau tim (ảnh minh họa)

Quý ông bị suy giảm ham muốn tình dục? Hãy bổ sung những dưỡng chất này!

Người mắc bệnh thận nên hạn chế những thực phẩm này!

Gợi ý thực đơn ngon miệng cho cả tuần thảnh thơi

Lần đầu thử nghiệm thành công một loại vaccine cho bệnh viêm xương khớp

Kết quả báo cáo mới cho thấy, số lượng người Mỹ phải nhập viện vì đau tim đã giảm 40% trong vòng 20 năm, tỷ lệ người tử vong do những cơn đau tim cũng giảm xuống còn 12%.
Những năm 1990, tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân đau tim phải nhập viện khá cao. Ước tính, khoảng 20% bệnh nhân đau tim tử vong 30 ngày sau khi cơn đau xuất hiện. Năm 2014, tỷ lệ này giảm xuống 38% với những nỗ lực tuyên truyền lối sống tích cực của ngành y tế và cho đến nay là 12%.
Theo TS. Harlan Krumholz, bác sỹ tim mạch Đại học Yale, tác giả nghiên cứu, đây không phải là một phát kiến đột phá trong phòng ngừa và điều trị các cơn đau tim, nhưng là minh chứng rõ nét với tác dụng của lối sống tích cực với bệnh lý tim mạch.
Cùng với hút thuốc lá, lười vận động, dùng thuốc không đúng chỉ dẫn khiến con người đối mặt nhiều hơn với nguy cơ tử vong do đau tim (Ảnh minh họa)
Lối sống tích cực được tuyên truyền bao gồm: Không hút thuốc lá (bao gồm cả hút thuốc thụ động), hạn chế bia rượu, chế độ dinh dưỡng hợp lý, xây dựng lối sống lành mạnh, vận động nhiều hơn và dùng thuốc đúng chỉ định của bác sỹ.
Theo TS. Krumholz, điều đáng chú ý là vào những năm 1990, các bác sỹ tim mạch đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị và chiến lược mạnh mẽ nhằm ngăn ngừa các cơn đau tim và cứu bệnh nhân, nhưng chúng được áp dụng không nhất quán. Các chiến dịch này đều dựa trên những nghiên cứu được công nhận của các nhà khoa học trên toàn thế giới. Ví dụ, nghiên cứu được trao giải Nobel Y học năm 1982 về công dụng ngăn ngừa cục máu đông của Aspirin. Hay nghiên cứu về statin làm giảm nguy cơ đau tim năm 1987. Các báo cáo mang tính bước ngoặt xác nhận mối liên hệ giữa hút thuốc lá và bệnh tim được công bố năm 1950; nghiên cứu thừa nhận béo phì là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch năm 1997... 
Các yếu tố này được tổng hợp lại tạo thành một phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh lý tim mạch, được đưa ra vào giữa những năm 1990, nhưng sau đó, việc áp dụng phương pháp này không nhất quán trên nhiều quốc gia trên thế giới. 
TS. Krumholz cho biết thêm: Mỗi nhóm bác sỹ đều có những biện pháp nhỏ giúp bệnh nhân cải thiện một nguy cơ nào đó với bệnh tim mạch như chỉ số huyết áp, hay chỉ số cholesterol, tình trạng hút thuốc lá chủ động hay bị động chẳng hạn. Và dần dần, những cải tiến này được đưa ra như một sáng kiến giúp cải thiện phương pháp điều trị và phòng ngừa tim mạch trên thế giới. Điều này cũng giúp các bệnh viện kiểm tra chặt chẽ hơn, toàn diện hơn và nguy cơ bệnh tật của chính người bệnh.
Cũng theo TS. Krumholz, sự cải thiện nhận thức của cộng đồng cũng đóng vai trò không nhỏ trong sự cải thiện này. Tuy nhiên, sự nhận thức này cũng không đồng nhất. Ví dụ, tỷ lệ người hút thuốc lá đã giảm liên tục theo từng năm nhưng tỷ lệ người áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, giảm rượu bia hay tăng cường tập thể dục thể thao lại không có sự cải thiện đáng kể.
PV H+ (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin