Cần thêm nghiên cứu xác định mối liên hệ giữa đường ruột và bệnh Parkinson

Các nhà khoa học nghi ngờ có mối liên hệ mật thiết giữa đường ruột và bệnh Parkinson

3 căn bệnh gây run tay chân thường gặp nhất

Bệnh Parkinson: Giai đoạn thuốc không hiệu quả nguy hiểm thế nào?

Bổ sung vitamin D có thể cải thiện bệnh Parkinson cho người dưới 66 tuổi

Mối liên hệ giữa bệnh Parkinson và các vấn đề răng miệng

Với cách chẩn đoán bệnh Parkinson như hiện nay, đa số người bệnh Parkinson đã mất đi đến 70% dopamine do các tế bào sản xuất chúng đã chết hàng loạt. Điều này đồng nghĩa với việc làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Parkinson là điều rất khó khăn.

Do đó, các nhà khoa học đang gấp rút tìm kiếm những cách phát hiện bệnh Parkinson sớm hơn, thay vì chỉ dựa vào các tế bào, các chất dẫn truyền thần kinh trong não như hiện nay.

Trong hành trình khám phá nguyên nhân của căn bệnh Parkinson, nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung vào đường ruột khi nhận ra một số người bệnh Parkinson đã có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa từ nhiều năm trước khi các triệu chứng rối loạn vận động bắt đầu xuất hiện.

Mới đây nhất, các nhà khoa học từ Đại học Helsinki (Phần Lan) tiếp tục đưa ra một nghiên cứu về mối liên hệ giữa ruột và bệnh Parkinson.

Các nhà khoa học cho rằng đường ruột có mối liên hệ mật thiết với bệnh Parkinson

Tại sao nghiên cứu về ruột có thể giúp chẩn đoán bệnh Parkinson?

TS. Filip Scheperjans, tác giả nghiên cứu chính cho biết: “Đã có những bằng chứng cho thấy, với một vài người bệnh, nguồn gốc của bệnh Parkinson có thể xuất phát từ đường ruột. Điều này có thể liên quan tới sự hình thành các khối protein bất thường, tình trạng viêm và hệ vi khuẩn đường ruột”.

“Do đó, các nghiên cứu sâu hơn về vai trò của ruột đối với bệnh Parkinson là rất quan trọng và có thể tiết lộ những khả năng mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh Parkinson”, TS. Filip Scheperjans giải thích thêm.

Nghiên cứu mới tập trung xác định 4 mục tiêu chính

Thứ nhất, dù các nhà khoa học đã tìm thấy protein alpha-synuclein trong hệ thần kinh ruột của người bệnh Parkinson, vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu xác định xem các khối protein này có “tương tự về mặt sinh hóa với những khối protein trong não hay không. Điều này có thể rất quan trọng để khẳng định mối quan hệ giữa đường ruột và bệnh Parkinson”.

Thứ hai, tăng tính thấm của lớp niêm mạc ruột có thể là một yếu tố hình thành khối protein alpha-synuclein trong hệ thần kinh ruột. Hiện cần thêm nhiều nghiên cứu để xem người bệnh Parkinson có bị tăng tính thấm của lớp niêm mạc ruột hay không.

Thứ ba, các nhà khoa học cần nghiên cứu phương pháp phát hiện alpha-synuclein trong ruột một cách chính xác hơn.

Cuối cùng, vẫn cần nhiều nghiên cứu lớn hơn để xác định cơ chế liên hệ giữa đường ruột và bệnh Parkinson. Các nghiên cứu trên người cần xem xét thành phần của hệ sinh vật đường ruột trước và sau khi chẩn đoán bệnh Parkinson.

Các tác giả nghiên cứu cho rằng, trong khoảng 20 năm tới đây, hệ vi khuẩn đường ruột sẽ đóng một vai trò đặc biệt trong việc phát triển các biện pháp điều trị bệnh Parkinson. Những biện pháp này có thể bao gồm việc thay đổi chế độ ăn, cách sử dụng probiotic, prebiotic cho người bệnh Parkinson.

Ngoài ra, các nghiên cứu về thay đổi trong đường ruột cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán sớm bệnh Parkinson, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, giảm táo bón và cải thiện sức khỏe đường ruột cho những người đã mắc bệnh Parkinson.

Vi Bùi H+ (Theo Medicalnewstoday)

Gợi ý thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng giúp hỗ trợ làm giảm run chân tay do bệnh Parkinson, run vô căn, rối loạn thần kinh thực vật, run sau tai biến và giúp phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh