Empty
Empty

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu viết:

Empty

Đọc tới đây, tôi nhớ tới câu chuyện trong bộ phim truyền hình dài kì của Mỹ, Grey’s Anatomy. Tôi không xem hết bộ phim này, chỉ xem một vài trích đoạn, nhưng trong đó có một trích đoạn như thế này:

Empty

Điều này dường như đúng với những gì bác sĩ Lân Hiếu đã viết. Việc lạm dụng xét nghiệm, dựa vào xét nghiệm không chỉ là việc riêng có của Việt Nam. Bác sĩ Lân Hiếu viết:

Empty

Quay trở lại câu chuyện cách đây mấy ngày của Bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Thực hư câu chuyện như thế nào, ai sai ai đúng sẽ được phân xử dưới những chứng cứ không thể chối cãi. Việc các bệnh viện hiện giờ lắp camera giám sát tại các khu khám chữa bệnh cũng là một giải pháp để giảm tải những xung đột không cần thiết. Thế nhưng, chuyện lắp camera này có thực sự giải quyết được việc các bác sĩ lạm dụng các xét nghiệm?

Như bác sĩ Lân Hiếu đã viết ở trên, chỉ là viêm ruột thừa mà cho chụp CT từ đầu tới chân thì chắc chắn phải chẩn đoán ra được. Nhưng, chỉ định chụp CT cho nghi ngờ viêm ruột thừa sẽ là một sự lạm dụng.

Nếu nhìn rộng ra, các chỉ định xét nghiệm như thế này không thiếu. Cách đây chừng hai tháng, mẹ của người viết đột nhiên bị choáng váng, thỉu đi khi đang ngồi nghỉ ở chân cầu thang trong nhà, không ngã – không va đập. Đưa vào trong bệnh viện – dù không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy mẹ người viết bị đột quỵ, nhưng vẫn được yêu cầu đi chụp CT não, chụp Xquang phổi, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm cả chỉ số ung thư. Đọc các bản chỉ định, người viết hơi bất ngờ, hỏi lại thì các bác sĩ bảo để loại trừ (bằng một giọng không hề dễ nghe chút nào). Đúng lúc này vị bác sĩ trưởng khoa tới, nhìn chỉ định xét nghiệm thì loại trừ một loạt. Mẹ người viết chỉ cần xét nghiệm máu, theo dõi tình trạng 24h. Sau đó thì được về với lời dặn, ăn uống đầy đủ, không nên giảm cân.

Nhắc lại giải pháp với Bệnh viện Đại học Y từ những ngày đầu nhận nhiệm vụ, bác sĩ Lân Hiếu viết:

Empty

Thế nhưng, chính bác sĩ Lân Hiếu cũng phải thừa nhận, dù đã dùng nhiều cách, nhưng việc lạm dụng chỉ định vẫn còn đâu đó hiện hữu trong bệnh viện và trong đầu của nhân viên y tế. Đó là một thực tế không thể chối cãi tại các bệnh viện lớn hiện nay.

Theo bác sĩ Lân Hiếu, bệnh nhân thì cần chữa bệnh, bệnh viện thì cần tăng doanh số, các hãng thuốc hay thiết bị y tế thì đương nhiên muốn bán được hàng. Bệnh nhân thì không có chuyên môn nên không hiểu về các xét nghiệm được chỉ định nên thường có hai phản ứng: một là phản ứng tiêu cực, hai là cảm ơn rối rít cho rằng đó là cần thiết để cứu tính mạng họ hoặc người nhà của họ. Nhưng điều này thực sự đáng buồn.

Bác sĩ Lân Hiếu viết:

Empty

Khoa học ngày càng phát triển, phương thức tiếp cận với khoa học ngày càng dễ dàng hơn nhờ sự phát triển của công nghệ, nên điều quan trọng với những người làm trong ngành y, theo bác sĩ Lân Hiếu là “cập nhật kiến thức và không ngừng học hỏi”, “học cái tốt chứ không phải là học "mưu mẹo". Còn người viết thì cho rằng, với bản thân những người bệnh, cũng cần học hỏi, cập nhật trang bị cho mình hiểu biết về bệnh, kiến thức y tế.

Cập nhật kiến thức không phải để “chỉ đạo” bác sĩ, mà để hiểu về các xét nghiệm mình sẽ được chỉ định, để hiểu về những tư vấn điều trị, phương thức phòng ngừa và cách thức nâng cao sức khỏe. Để tránh khỏi làm người bệnh thụ động, bị lạm dụng!

Empty
Empty
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý