Tiêm vaccine MMR khiến trẻ bị tự kỷ?

Vaccine MMR không liên quan tới nguy cơ gia tăng tỷ lệ rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ

​Trẻ tự kỷ cần được cộng đồng hỗ trợ

Mẹ mắc đái tháo đường trong thai kỳ - Con dễ bị rối loạn phổ tự kỷ

Con dễ tự kỷ khi thai phụ phơi nhiễm khói bụi

Những lưu ý khi dạy con tự kỷ tại nhà

Tuy nhiên, mới đây, kết quả nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí JAMA cho thấy, vaccine MMR (ngừa sởi, quai bị và rubella) không liên quan tới nguy cơ gia tăng tỷ lệ rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em, bao gồm cả trẻ thuộc diện đối tượng có nguy cơ cao đối với hội chứng này.

Để có kết quả trên, TS. Anjali Jain - thuộc tổ chức The Lewin Group, Falls Church và các đồng nghiệp đã sử dụng cơ sở dữ liệu Kế hoạch Y tế Thương mại Mỹ để tìm kiếm mối liên hệ giữa việc tiêm vaccine MMR với hội chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) ở 95.727 trẻ em. Trong số này, có 1.929 trẻ có anh hoặc chị được chẩn đoán ASD.

Sau khi phân tích, các nhà nghiên cứu phát hiện 994 (1,04%) trẻ được chẩn đoán bị ASD. Trong đó, 134 (6,9%) trường hợp xảy ra ở trẻ có anh chị mắc ASD và 860 (0,9%) trường hợp trẻ không có anh chị nào bị ASD.

Đáng lưu ý, trong số trẻ em không có anh chị bị ASD, có 78.564 (84%) trẻ đã nhận được ít nhất một liều vaccine MMR khi được 2 tuổi và 86.063 (92%) trường hợp được chủng ngừa MMR khi bước sang tuổi thứ 5.

Mặc dù, tỷ lệ tiêm chủng MMR thấp hơn ở trẻ em có anh chị em bị ASD, tuy nhiên, 1409 (73%) trường hợp đã được tiêm chủng khi được 2 tuổi và 1.660 (86%) được tiêm phòng từ lúc 5 tuổi.

Từ kết quả trên, các nhà nghiên cứu cho biết, không có mối liên hệ giữa việc tiêm vaccine MMR làm gia tăng tỷ lệ trẻ bị ASD, thậm chí kể cả trẻ nằm trong đối tượng có nguy cơ cao ASD. "Bên cạnh đó, chúng tôi cũng không tìm thấy bằng chứng cho thấy tiêm một hoặc hai liều tiêm chủng MMR có liên quan với tăng nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ có anh chị bị ASD", TS. Anjali Jain nói.

M.Hiếu H+ (Theo Medicalnew)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn