Trước khi nhập vaccine Pfizer Việt Nam cũng đang tiêm chủng vaccine AstraZeneca cho nhóm đối tượng ưu tiên - Ảnh: Nguyễn Hiệp H+
Các địa phương là "điểm nóng" COVID-19 chuẩn bị công tác bầu cử thế nào?
TP. HCM: Danh sách các điểm đang tạm phong tỏa, cách ly do liên quan COVID-19
Nhật ký COVID-19 của một người “Hùng”
Diễn biến dịch phức tạp, Bắc Giang, Bắc Ninh giãn cách xã hội nhiều khu vực
Những dữ liệu tích cực từ nghiên cứu
Theo Zing, công trình cứu vaccine Pfizer bắt đầu vào tháng 1/2020, khi các chuyên gia của BioNTech bắt đầu tạo ra phân tử di truyền hay mRNA (RNA thông tin) và xây dựng protein đột biến của nCoV. Khi được tiêm vào tế bào, vaccine khiến chúng tạo ra các protein đột biến, giải phóng vào cơ thể và kích thích phản ứng từ hệ thống miễn dịch.
Thử nghiệm giai đoạn 2, 3 gồm 30.000 tình nguyện viên. Ngày 8/12/2020, FDA công bố phân tích cho thấy vaccine của Pfizer đạt hiệu quả tới 95%. Báo cáo cũng lưu ý vaccine không tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng nó thường khiến người tiêm mệt mỏi trong thời gian ngắn, sốt, đau cơ.
Ngày 2/12/2020, Chính phủ Anh cấp phép khẩn cấp cho vaccine này, sau đó, nhiều quốc gia khác cũng mở cửa đón chào sản phẩm của Pfizer. Ngày 31/12/2020, Tổ chức Y tế Thế giới thêm vaccine Pfizer vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đây là vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới đạt được điều này.
Sau đó, Israel, quốc gia đi đầu trong tiêm chủng hàng loạt, công bố nghiên cứu cho thấy vaccine có hiệu quả với cộng đồng tương tự các thử nghiệm lâm sàng trên người. Công trình của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khẳng định vaccine của Pfizer có hiệu quả tới 91,3% sau 2 liều.
Khi các biến chủng virus xuất hiện, nhiều chuyên gia lo ngại hiệu quả của vaccine sẽ bị giảm sút. Tháng 2, công ty sản xuất tiết lộ họ đang chỉnh sửa công thức vaccine để tăng cường khả năng phòng ngừa trước biến chủng Nam Phi B.1.351 và loại dành riêng cho phụ nữ có thai.
Theo thông tin từ Báo Lao Động, ngày 20/5, BioNTech cho biết, dựa trên phân tích máu của những người đã tiêm chủng cho thấy, các kháng thể tạo ra từ vaccine Pfizer-BioNTech có thể vô hiệu hóa biến thể B.1.617 lần đầu được phát hiện ở Ấn Độ.
Các xét nghiệm máu trên biến thể lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi cũng cho kết quả tương tự và dữ liệu về hiệu quả của vaccine trong thế giới thực đối với biến thể Nam Phi cũng đầy hứa hẹn, khoảng 75%.
Do đó, Giám đốc điều hành BioNTech - ông Ugur Sahin - tin tưởng rằng, hiệu quả thực sự của vaccine mà hãng phát triển chung với Pfizer với biến thể Ấn Độ và Nam Phi "có thể trong cùng mức độ".
Bảo quản tủ lạnh lâu hơn, dùng cho lứa tuổi nhỏ hơn
Theo Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA), vaccine COVID-19 Pfizer-BioNTech có thể được bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh lâu hơn nhiều so với khuyến nghị trước đây. Trước đó, vaccine của Pfizer và BioNTech được yêu cầu giữ ở nhiệt độ cực thấp, từ -70 đến -80 độ C, sau đó có thể được chuyển vào tủ lạnh y tế tiêu chuẩn vài ngày trước khi sử dụng.
Tuyên bố mới của EMA cho biết, cơ quan này đã kéo dài thời gian bảo quản trong tủ lạnh từ 2-8 độ C với vaccine đã rã đông chưa mở từ 5 ngày lên một tháng. Thay đổi về thời gian bảo quản này được phê duyệt sau khi EMA đã đánh giá dữ liệu nghiên cứu độ ổn định của vaccine.
Cũng liên quan tới vaccine Pfizer-BioNTech, ngày 18/5, Bộ Y tế Singapore đã “bật đèn xanh” cho tiêm vaccine này ở trẻ từ 12-15 tuổi. Trước thông báo ngày 18/5, vaccine Pfizer chỉ được phê duyệt tiêm cho người từ 16 tuổi trở lên ở Singapore. Tại Mỹ, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã mở rộng cấp phép tiêm vaccine Pfizer cho người từ 12-15 tuổi từ ngày 10/5.
Được biết, đến nay ít nhất 30 quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức chấp thuận sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer.
Từ đầu tháng 5, Pfizer và đối tác BioNTech đã bắt đầu nộp đơn để trình cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận phê duyệt đầy đủ vaccine COVID-19 của hãng. Với động thái này, Pfizer là nhà sản xuất vaccine COVID-19 đầu tiên ở Mỹ yêu cầu phê duyệt đầy đủ. Việc phê duyệt đầy đủ của FDA với vaccine nghĩa là, sau khi xem xét kết quả thử nghiệm của nhà sản xuất, cơ quan quản lý Mỹ đã quyết định rằng lợi ích của vaccine lớn hơn những rủi ro đã biết.
Việt Nam sẽ mua 31 triệu liều vaccine Pfizer
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã nỗ lực đẩy nhanh việc đàm phán mua vaccine Pfizer. Nếu thuận lợi, trong năm nay Việt Nam sẽ có thêm khoảng 31 triệu liều vaccine này, ngoài nguồn của COVAX Facility 110 triệu liều, Công ty CP Vacxin Việt Nam đã ký hợp đồng mua 30 triệu liều, các chương trình viện trợ khác 2 triệu liều.
Theo kết quả đàm phán của Bộ Y tế, nhà sản xuất vắc xin Pfizer có thể cung ứng cho Việt Nam khoảng 31 triệu liều vắc xin, trong đó 15,5 triệu liều cung cấp trong quý 3-2021 và nửa còn lại cung cấp trong quý 4-2021.
Bình luận của bạn