Khi nào cần phải tự "cách ly nCoV" tại nhà?

Hướng dẫn chi tiết cách tự cách ly tại nhà để phòng virus nCoV

Trung Quốc bổ sung triệu chứng chẩn đoán người nhiễm virus nCoV

Bộ Y tế ra mắt ứng dụng và trang tin điện tử phòng dịch bệnh virus nCoV

Việt Nam nuôi cấy và phân lập thành công virus nCoV trong phòng thí nghiệm

Virus Corona nCoV khác virus cảm cúm thông thường như thế nào?

Theo đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký ban hành văn bản Hướng dẫn cách ly y tế chi tiết tại nhà, nơi cư trú theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 để phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra. Cụ thể:

Đối tượng và thời gian cách ly

Thời gian cách ly tại nhà đối với người nghi nhiễm virus nCoV tối đa là 14 ngày

Đối tượng cách ly tại nhà, nơi lưu trú là những người không có các triệu chứng nghi nhiễm nCoV (ho, sốt, khó thở) và có một trong những yếu tố sau đây:

 Sống trong cùng nhà, nơi lưu trú với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh.

- Cùng làm việc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh.

- Cùng nhóm du lịch, đoàn công tác, nhóm vui chơi với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh.

- Có tiếp xúc gần trong vòng 2 m với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong trong thời gian mắc bệnh ở bất kỳ tình huống nào.

- Ngồi cùng hàng hoặc trước sau hai hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ.

- Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam từ Trung Quốc hoặc từng đi qua Trung Quốc (trừ tỉnh Hồ Bắc) trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

Thời gian cách ly tối đa 14 ngày. Số ngày cách ly cụ thể được tính từ ngày tiếp xúc lần cuối với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam.

Khi người nghi ngờ mắc bệnh được chẩn đoán loại trừ không mắc bệnh thì những người được cách ly có liên quan sẽ kết thúc việc cách ly.

Người được cách ly tại nhà phải làm gì?

Người được cách ly được hướng dẫn cách sử dụng và tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần/ngày (sáng, chiều) và ghi chép kết quả đo, tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày.

Hàng ngày hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác; tự theo dõi sức khỏe; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.

Hàng ngày thông báo cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi 2 lần sáng, chiều về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân. Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở. Không được tự động rời khỏi nhà, nơi lưu trú.

Người được cách ly phải thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly. Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi lưu trú.

Các thành viên trong gia đình người được cách ly và người quản lý nơi lưu trú khử trùng nơi ở như: lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường.

Người được cách ly chấp hành việc tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú đúng thời gian quy định, tốt nhất cách ly ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2m.

Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly.

Thành viên trong hộ gia đình, người làm việc, quản lý nơi lưu trú của người được cách ly

- Hàng ngày hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc.

- Hàng ngày lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình, nơi lưu trú bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường.

- Giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly.

- Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi khi người được cách ly có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở.

- Hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho người được cách ly, nếu có yêu cầu.

- Không tổ chức hoạt động đông người tại gia đình, nơi lưu trú.

Tính đến trưa 9/2, Bộ Y tế xác nhận thêm một người phụ nữ 55 tuổi ở Vĩnh Phúc dương tính với nCoV, nâng số ca nhiễm ở Việt Nam lên 14. Hiện, Vĩnh Phúc là địa phương có nhiều ca dương tính nCoV nhất, với 9 người. Trong đó, 5 người thuộc nhóm công nhân về từ Vũ Hán, 4 người bị lây nhiễm nội địa. Bốn người này đều bị lây từ cô gái 23 tuổi, gồm mẹ, em gái, một người họ hàng và giờ là người hàng xóm. Các địa phương khác có bệnh nhân nCoV gồm TP.HCM 3 người, Khánh Hòa 1 người và Thanh Hóa 1 người.

Nguyên Hương H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn