VẤN ĐỀ Y TẾ - CẦN NHÌN NHẬN TỪ GỐC

Bộ Y tế quyết định thanh tra việc đấu thầu thuốc

Cơ sở y tế nào sẽ được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ?

Cung cấp đủ phương tiện phòng hộ Ebola cho cán bộ y tế Việt Nam

Thực tế cho thấy, ngành y tế đang hứng chịu "búa rìu dư luận" cho phần nổi của tảng băng. Trong khi đó, 2/3 của tảng bằng chìm - hệ quả tất yếu của thể chế y tế yếu kém lại không được dư luận chú ý đến. Thay đổi thể chế y tế đang là một bài toán của ngành y tế cũng như toàn xã hội để cải thiến những yếu kém mà ngành y tế đang thể hiện.


Cần tuyên truyền cho người dân cách chăm sóc sức khỏe, tăng cường sức đề kháng
để phòng ngừa bệnh tật

Đầu năm nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra căn bệnh trầm kha và yêu cầu cả hệ thống chính trị vào cuộc và bắt đầu từ: Đổi mới thể chế. Ban chấp hành Trung ương đã ra nghị quyết về thay đổi cơ bản ngành giáo dục, lấy học sinh làm trung tâm và giáo dục lấy kỹ năng chứ không chỉ lấy kiến thức làm trọng. Còn ngành y, nếu muốn thực sự thay đổi thì chúng ta cũng phải nhìn vấn đề từ gốc: Đổi mới thể chế. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Bùi Quang Vinh đã trả lời câu hỏi: "Thế nào là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?" như sau: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”. Nhìn thẳng vào sự thực khách quan để tìm ra chiến lược, giải pháp mới là đi thẳng vào cái gốc của vấn đề, chứ cứ loay hoay về định nghĩa hay khái niệm chỉ làm mất đi cơ hội, làm mất đi các nguồn lực tự nhiên.

Ngành y phải lấy sức khỏe con người làm trọng tâm, huy động nguồn lực của cả xã hội, chứ không chỉ của Nhà nước. Theo quan điểm về kinh tế thị trường thì Nhà nước chỉ làm các việc mà tư nhân không làm hoặc không có lợi nhuận. Bô Y tế chỉ nên quan tâm tới việc tạo chính sách sao cho cả xã hội đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân và là trọng tài cân đối giữa người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp.

Các giải pháp nên chăng là: Thứ nhất, Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các Bộ - Ban - Ngành (Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ văn hóa, Thể thao & Du lịch, Bộ Giáo dục & Đào tạo, các hội ngành nghề, các tổ chức phi lợi nhuận...) tuyên truyền, giáo dục nhân dân biết cách chăm sóc bản thân từ vệ sinh cá nhân, an toàn thực phẩm, thể dục thể thao, dưỡng sinh, tác động môi trường tới việc sử dụng các thực phẩm dinh dưỡng, TPCN để bảo vệ, nâng cao sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.

Thứ hai, tổ chức lại hành chính y tế, cổ phần hóa hệ thống bệnh viện hoặc có thể tư nhân hóa toàn bộ, chỉ giữ lại một số bệnh viện điều trị đặc thù (bệnh viện quân đội, công an, bệnh viện ngành và một số bệnh viện phục vụ cán bộ Nhà nước như Bệnh viện Hữu nghị). Nhà nước đẩy mạnh đầu tư cho các tuyến y tế dự phòng và gắn y tế dự phòng với sự tham gia của các tổ chức thiện nguyện, các hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và đặc biệt là công tác giáo dục đào tạo và vận động nhân dân tham gia các chương trình phòng chống dịch bệnh, nhận biết nguy cơ và kiến thức cơ bản.

Tăng cường chuẩn hóa hệ thống máy móc, thiết bị y tế cũng như nâng cao kiến thức chuyên môn cho bác sỹ các tuyến để có nhiều thời gian chăm sóc, tư vấn cho cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe 


Thứ ba là tăng cường thanh kiểm tra, kiểm chuẩn hệ thống máy móc thiết bị y tế, đẩy mạnh “Telemedicine” có nghĩa là nối mạng các cơ sở y tế trên một phần mềm chuẩn do Bộ Y tế điều khiển, ví dụ xử lý các ca mổ từ xa để điều trị cấp cứu cho tuyến dưới, đồng thời qua đó cũng đào tạo được cho các bác sỹ tuyến dưới các kỹ thuật mới. Xử lý nghiêm các cơ sở y tế, các y, bác sỹ thiếu đạo đức ngành. Các nguồn lực (tài chính, đào tạo, trang bị, nguồn nhân lực, chính sách hỗ trợ…) cần minh bạch, khách quan không phân biệt đó là bệnh viện công hay tư nhằm đầu tư cho ngành.

Chúng ta nói có khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực y tế nhưng thực tế, các cơ sở y tế tư nhân không có đất để cạnh tranh với cơ sở Nhà nước và như một hệ quả tất yếu, cứ bao cấp thì mãi sẽ sinh tiêu cực - và thực trạng đang như vậy. Chúng ta coi thầy thuốc như mẹ hiền nhưng chúng ta trả thù lao cho “mẹ hiền” được bao nhiêu trong khi cơ chế thị trường thì đang vận hành ở siêu thị, ở đời sống, ở xã hội, còn ở bệnh viện thì không nên bác sỹ vẫn phải vui lòng nhận phong bì với niềm tin an ủi là “Họ cảm ơn mình thôi mà!”. Dư luận cứ đổ lỗi cho Bộ trưởng Bộ Y tế nhưng kỳ thực với thể chế như thế ai làm cũng “thế mà thôi”. Bộ trưởng Bộ Y tế đã nhiều lần đề nghị được cải cách như ngành giáo dục nhưng do nguồn lực hạn chế nên ngành y tế đã phải chờ với sự day dứt của vị Tư lệnh ngành. Chữa bệnh phải từ gốc nên phải đổi mới thể chế thì mới có các giải pháp hiệu quả.


Bộ Y tế đóng vai trò cân bằng giữa y tế tư nhân và y tế công cộng để cả cộng đồng được hưởng lợi ích chăm sóc sức khỏe theo đúng nhu cầu

Thứ tư là tích cực bảo hiểm y tế rộng rãi, thành lập các nhà thương do các nhà hảo tâm đóng góp để chữa bệnh cho người nghèo không có bảo hiểm. Vận động sự đóng góp công sức tiền bạc của nhân dân để xây dựng các cơ sở y tế miễn phí (như cuộc vận động hiến máu nhân đạo đã thành công tốt đẹp).

Chúng ta hãy chung tay cùng xây dựng ngành y tế để xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ “Thầy thuốc như mẹ hiền” để cùng nâng cao chất lượng dân số Việt Nam.

thuychi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý