Ann Wigmore là tác giả của cuốn “Bệnh tật ư? Sao phải cam chịu”
“Bệnh tật ư? Tại sao phải cam chịu”: Bí kíp chăm sóc sức khỏe từ cỏ lúa mì
Những tác dụng phụ thường gặp khi dùng cỏ lúa mì
Cỏ lúa mì và hành trình "không cam chịu" của Ann Wigmore
Bệnh tật ư? Sao phải cam chịu?
Khỏe nhờ chế độ dinh dưỡng cân bằng
Bệnh tật ư? Sao phải cam chịu (tên gốc: Why suffer?) là câu chuyện về cuộc đời của Ann Wigmore, từ khi bà còn là cô bé ốm yếu, sống tại một vùng quê ở Litva giữa Thế chiến thứ nhất. Cuộc đời của bà trải qua vô vàn biến cố, trắc trở do chiến tranh và tư tưởng lạc hậu, gia trưởng đè nén người phụ nữ trong thế kỷ trước. Thế nhưng, với tinh thần “không cam chịu”, Ann Wigmore đã thành lập Viện Sức khỏe Hippocrates (một trong những viện sức khỏe tự nhiên lâu đời nhất nước Mỹ) và hoàn thành sứ mệnh “chữa lành” cho rất nhiều người. Nguồn sức mạnh giúp bà chiến thắng bệnh tật có lẽ đến từ thực phẩm tự nhiên và tươi sống – cụ thể hơn là lộ trình cỏ lúa mì của Ann Wigmore.
Khi từ Litva chuyển tới Mỹ, hơn ai hết, bà hiểu rõ tác động tiêu cực của chế độ dinh dưỡng không đầy đủ dưỡng chất tới sức khỏe con người: “Ngũ cốc nguyên cám mới đập khỏi cành lúa, đem nghiền rồi phơi nắng làm nên những ổ bánh mỳ thơm dẻo đầy hương vị; Bơ mới làm từ sữa dê tươi vừa vắt – tất cả đều chứa đựng một thứ gì đó tối cần thiết cho sức khỏe nhưng lại hoàn toàn vắng mặt trong những chiếc bánh nướng và bánh mì trắng, ngọt và mềm của Mỹ” (trang 132). Theo lời kể của Ann, chế độ ăn kém dinh dưỡng này đã khiến bụng dạ bà khó chịu, gương mặt mịn màng bắt đầu nổi mụn, răng sâu đến mức không thể cứu vãn.
Theo Ann Wigmore, nước ép cỏ lúa mì đem lại nhiều lợi ích sức khỏe
Đặc biệt, Ann Wigmore sớm nhận ra rằng, thực trạng phổ biến trong xã hội hiện đại là nhiều người không ý thức được rằng, chăm sóc cơ thể là trách nhiệm của mỗi cá nhân. “Không ai có cái nhìn lạc quan về một tương lai đầy mãn nguyện cùng những năm tháng tuổi già hạnh phúc và thanh thản. Rõ ràng là, khi tuổi tác ngày càng tăng, hầu như ai ai cũng cam chịu đương đầu với sự bủa vây của vô số bệnh tật… Tôi vô cùng sửng sốt khi thấy họ rất thiếu niềm tin đối với khả năng tiếp tục duy trì một sức khỏe tốt trong tương lai, dẫu chỉ ở mức vừa phải” (trang 181).
Chính lúc này, Ann tìm ra liệu pháp cỏ lúa mì – thực phẩm lành mạnh với tiềm năng dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe và sinh lực. Hạt lúa mì nảy mầm thành cỏ lúa mì, dùng để ép thành “nước diệp lục” mà người bệnh sử dụng hàng ngày. Kết hợp với những những lời động viên của bà, lộ trình cỏ lúa mì đã giúp vô số người tưởng chừng hết hy vọng sống lấy lại sức khỏe, dù họ mắc các bệnh mạn tính như đa xơ cứng, viêm khớp, đái tháo đường và thậm chí là ung thư. “Tôi đã nhận thức một cách sâu sắc rằng những thân thể ốm yếu ấy rất cần ánh sáng mặt trời và không khí trong lành, cũng như thực phẩm tươi, tinh khiết và chế biến đơn giản (chứ không phải thứ hỗn hợp chế biến sẵn tồn đọng lâu ngày vẫn được phân phát nhan nhản trong các quầy ăn trưa ở hiệu thuốc và các nhà hàng)” (trang 220).
Tuy Ann Wigmore không có nhiều dữ liệu khoa học để chứng tỏ cho nghiên cứu của mình, những triết lý về sức khỏe và liệu pháp tự nhiên của bà được rất nhiều người ủng hộ và tin theo. Bà cũng không phủ nhận vai trò của bác sỹ có chuyên môn trong việc phát hiện và loại bỏ nguyên nhân gây ra bệnh tật. Kinh nghiệm mà bà thu được trong hành trình chữa lành cho hàng trăm người cho thấy: Chúng ta hoàn toàn có thể học cách kiểm soát mức độ sức khỏe, nếu thực sự mong muốn điều đó. “Sự tự lực ấy không thể diễn ra trong một sớm một chiều, nhưng mọi nỗ lực và chờ đợi rồi sẽ đem lại cho ta những kết quả xứng đáng.”
Khỏe nhờ tập luyện
Tập thể dục, thể thao giảm nguy cơ mắc nhiều căn bệnh thời hiện đại
Tuy nhiên, chính Ann Wigmore cũng nhận ra rằng, chỉ thay đổi chế độ dinh dưỡng chưa đủ để cải thiện sức khỏe. Bà khẳng định rằng: “Muốn khôi phục sức khỏe, chúng ta phải tạo cho mình một thái độ chín chắn và tuân thủ nghiêm túc kỷ luật. Thêm vào đó, một chế độ ăn đơn giản và giàu năng lượng, kết hợp với chế độ luyện tập hợp lý và những suy nghĩ lạc quan cũng là những yếu tố tối quan trọng.” Với niềm tin này, bà không ngần ngại luyện tập để tham gia giải chạy maratong bằng cách chạy vài km mỗi ngày. Bà động viên những vị khách đã được “chữa lành” nhờ cỏ lúa mì phải cảm nhận nguồn sức lực cơ bắp và mau chóng tìm lại niềm hứng thú khám phá cuộc sống, thay vì ngồi lỳ trước TV.
Tập thể dục được coi là “phương thuốc rẻ mà hiệu quả nhất” với sức khỏe con người. Trong Thư cho Hội nghị Cán bộ Thể dục thể thao toàn miền Bắc tháng 3/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì cần có sức khoẻ. Muốn giữ sức khoẻ thì nên thường xuyên tập thể dục, thể thao.”
Vô vàn nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thường xuyên vận động có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, đái tháo đường type 2, thậm chí là một số dạng ung thư. Hoạt động thể chất còn có thể cải thiện sức khỏe tinh thần, chất lượng giấc ngủ và giảm các vấn đề thường gặp trong xã hội hiện đại như stress, trầm cảm. Đặc biệt, thay vì các phương pháp phòng ngừa mang tính thứ cấp, tập thể dục là phương pháp kiện toàn sức khỏe tự nhiên nhất, vừa giúp phòng bệnh lại vừa hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
Khỏe hơn nữa nhờ thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe
Ít ai ngờ tới, một người phụ nữ Litva nhỏ bé lại có thể thay đổi quan điểm của nước Mỹ về thực phẩm tự nhiên. Không chỉ là nguồn dinh dưỡng, người ta bắt đầu tìm đến thực phẩm có lợi tới một hay nhiều chức năng, cấu trúc của cơ thể. Đây là mở đầu cho xu hướng sử dụng thực phẩm để giảm cải thiện sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ và tác hại của bệnh tật.
Khi Ann Wigmore tìm hiểu về cỏ lúa mì, bà nhận ra rằng, chất diệp lục được tìm thấy trong lá non của mầm lúa mì mới thu hoạch khi được đưa vào hệ tiêu hóa của con người mỗi ngày sẽ bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe. Trong khi đó, trong thực phẩm chế biến sẵn, những dưỡng chất này có thể bị loại bỏ hoặc thất thoát nhiều. Đây là tiền đề cho sự ra đời của thực phẩm chức năng (TPCN) bổ sung diệp lục dưới dạng dung dịch, viên nhộng, bột, không chỉ bảo quản được lâu hơn mà còn tiện lợi trong sử dụng.
Theo PGS.TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng, TPCN là sự giao thoa giữa thực phẩm và thuốc, giống thực phẩm về bản chất nhưng khác về hình thức, giống thuốc về hình thức nhưng khác về bản chất. TPCN được sản xuất, chế biến theo công thức, bổ sung các vi chất dinh dưỡng, thành phần mới hoặc làm giàu, tăng hơn các thành phần thông thường để tạo ra các lợi ích sức khỏe. Do đó, bên cạnh chế độ ăn cân bằng và chế độ luyện tập, sử dụng thực phẩm chức năng là một trong những xu hướng bảo vệ sức khỏe cần thiết trong thời hiện đại.
Ngay từ nhỏ, Ann Wigmore đã lớn lên với niềm tin rằng: “Mọi vấn đề của cơ thể đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết, thờ ơ hoặc bê trễ của con người”. Bà cho rằng, những người hạnh phúc nhất là những người dám gánh lấy phần trách nhiệm quan trọng với sức khỏe thể chất và tinh thần với bản thân mình.
Liệu bạn có dũng khí bảo vệ sức khỏe của chính mình hay không?
Bình luận của bạn