Không nên uống các loại rượu không có nhãn mác, rượu tự pha chế (Nguồn: Tiền phong)
Mù mắt, bại não vì uống rượu
Ngộ độc rượu giết chết 6 người mỗi ngày
4 người tử vong vì ngộ độc "Rượu nếp 29 Hà Nội"?
Quảng Ninh: Tập huấn xử trí ngộ độc rượu methanol
Ngộ độc rượu gia tăng dịp Tết
Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai hầu như tuần nào cũng tiếp nhận một vài bệnh nhân bị ngộ độc rượu. Vào những dịp cuối năm thì số lượng bệnh nhân tăng cao hơn do uống rượu nhiều hơn trong các cuộc liên hoan, nhậu nhẹt. Đã có những bệnh nhân do uống phải rượu pha từ cồn công nghiệp với lượng lớn nên bị hôn mê, suy hô hấp. Thực tế có không ít trường hợp đã tử vong vì được chuyển đến viện muộn.
Theo TS Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai: "Tại Trung tâm Chống độc, không ít trường hợp nhập viện do ngộ độc rượu nhưng khi các bác sỹ xét nghiệm thấy rượu có chất độc cũng không biết do ai làm ra, ở đâu... chỉ người uống là chịu thiệt".
Tại Đồng Tháp (địa phương từng xảy ra hàng loạt vụ chết người do ngộc độc rượu có nồng độ methanol cao gấp 100 lần mức cho phép), hàng ngày vẫn diễn ra cảnh các can nhựa chứa rượu không rõ nguồn gốc được chở trên xe máy tỏa đi khắp nơi. Khi đến tay các hàng quán, rượu này được cho vào những vỏ chai nước suối được bán với tên “rượu gạo”, “rượu nếp”… với giá từ 10.000 - 15.000 đồng/lít, bất chấp quy định rượu bán ra thị trường phải có nhãn hiệu và đã qua đăng kiểm.
Ngộ độc rượu gia tăng trong dịp Tết
Tại thành phố Cần Thơ, những can nhựa trắng chứa rượu không rõ nguồn gốc vẫn tấp nập “cập bến” quán rượu bình dân dành cho công nhân, sinh viên. Đối với những người nghiện rươu, mặc dù vẫn biết hầu hết rượu đang bán trên thị trường đều là loại độc nhưng họ vẫn vô tư uống.
Chết vì mồi
Nhiều người dân vô tư uống rượu với các loại thịt động vật sống, uống rượu huyết động vật với quan niệm trị được một số bệnh mà không hề lo rằng điều này là nguyên nhân gây các bệnh về não dẫn đến bại liệt, điếc, có thể cướp đi mạng sống bất cứ lúc nào.
Trong tháng 6/2014, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận 2 bệnh nhân nhập viện do mồi rượu là ốc sên. Sau khi uống rượu với ốc sên một ngày thì cả hai có các triệu chứng đau bụng, nôn và nhức đầu. Sau khi đi khám ở một số bệnh viện không khỏi, sau 1 tuần thì hai bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hôn mê sâu, co giật. Sau quá trình điều trị dài ngày, một người may mắn khỏi bệnh, người còn lại phải sống đời sống thực vật.
Sam và so biển có hình thức khá giống nhau
Gần đây, tại Sóc Trăng, một vụ ngộc độc con so đã khiến 4 người nhập viện. Trao đổi với phóng viên, những nạn nhân may mắn thoát chết đều thừa nhận mặc dù là dân miền biển nhưng họ khó phân biệt được con so với con sam. Cũng vì không phân biệt được so và sam nên ở Bến Tre từng xảy ra vụ 2 người chết, 1 người nhập viện sau khi nhậu với món gỏi sam biển nhưng thực chất là gỏi so. Tại huyện Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh) cũng từng xảy ra trường hợp 1 người bỏ mạng và 3 người khác nhập viện khi nhậu thịt so.
Gần đây, Bộ Y tế còn đưa ra cảnh báo tử vong do ngộ độc cá nóc, tỷ lệ tử vong lên đến 60%. Theo thống kê của Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương, Bộ Y tế, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 100 người bị ngộ độc cá nóc, trong đó có 13 - 30 trường hợp tử vong.
Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân dẫn đến tử vong khi ăn phải cá nóc là vì loài cá này chứa độc tố có tên khoa học là tetrodotoxin. Nếu chế biến ở nhiệt độ từ 200 độ C trở lên trong vòng 10 phút thì độc tố trong cá nóc mới bị phá hủy hoàn toàn. Do vậy, khi phơi khô hoặc chế biến thịt cá nóc tươi ở nhiệt độ thông thường thì nguy cơ ngộ độc sẽ rất cao.
Bình luận của bạn