Độc đáo triển lãm nghệ thuật "Trúc Chỉ - Lời của sông"

Tác phẩm "Những chiếc áo mưa" từ nghệ thuật Trúc Chỉ của nghệ sỹ Phan Hải Bằng

Triển lãm quốc tế Y Dược 2016 đang diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô

“Khác biệt & Tương lai”: Triển lãm nghệ thuật của trẻ mắc chứng tự kỷ

NSƯT Xuân Bắc: “Tôi không hút thuốc, uống rượu, bia vẫn có thể sáng tạo nghệ thuật”

Ảnh đẹp: Nghệ thuật vẽ lồng ghép "2 trong 1" của nghệ sỹ Hàn Quốc

Trong 10 năm trở lại đây, Trúc Chỉ trở thành một thương hiệu với nhiều sản phẩm thủ công vừa có giá trị nghệ thuật, vừa có tính ứng dụng cao như: Đèn lồng, đèn trang trí nội thất, tranh, đồ dùng học tập... Nghệ sỹ Phan Hải Bằng - giảng viên Trường Đại học Nghệ thuật Huế lấy cảm hứng từ việc sản xuất giấy dó truyền thống, sử dụng tre làm nguyên liệu và phát triển với công thức, kỹ thuật riêng trong nhiều năm để tạo ra một chất liệu mới là Trúc Chỉ.

Nhiều bạn trẻ đến và tìm hiểu về nghệ thuật Trúc Chỉ tại triển lãm

Để tạo thành một tác phẩm với Trúc Chỉ, các nghệ sỹ sẽ tác động lên bề mặt tấm giấy đang ướt bằng các phương thức khác nhau, vận dụng nguyên lý của nghệ thuật đồ họa (printmaking) để thay đổi bản chất cấu trúc cũng như bề mặt nhằm tạo nên các tác phẩm mang đặc trưng ngôn ngữ đồ họa. Giấy không chỉ dừng lại ở thân phận làm nền cho các thao tác sáng tạo thi triển trên đó, mà hoàn toàn có thể trở thành những tác phẩm độc lập, nghề giấy cũng là một nghệ thuật. Triển lãm "Trúc Chỉ - Lời của sông" là câu chuyện nghệ sỹ Phan Hải Bằng muốn kể với mọi người thông qua các sản phẩm thủ công là hành trình sáng tạo, thể hiện sự thăng hoa của người nghệ sỹ cho thấy mỗi sản phẩm nghệ thuật từ Trúc Chỉ là duy nhất. 

Nghệ sỹ Phan Hải Bằng - Giảng viên trường Đại học Nghệ thuật Huế

Tại buổi khai mạc triển lãm, nghệ sỹ Phan Hải Bằng chia sẻ: "Sau triển lãm này định hướng của chúng tôi vẫn tiếp tục trên 3 tiêu chí: Thẩm mỹ, giáo dục và xã hội. Về hiệu ứng thẩm mỹ, chúng tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các biểu hiện tạo hình cũng như các dự án triển lãm. Về hiệu ứng giáo dục, chúng tối vẫn tiếp tục nghiên cứu, kết nối với các làng thủ công truyền thống, tổ chức workshop, tìm cách đưa nó vào trong lớp học. Khi đã đầy đủ các giá trị về thẩm mỹ và giáo dục thì sẽ có tính xã hội lan tỏa".

Nghệ sỹ Phan Hải Bằng không chỉ nổi tiếng bởi quá trình xử lý bột giấy đặc biệt do anh sáng tạo ra mà còn bởi triết lý nghệ thuật được gửi gắm trong Trúc Chỉ. Không dừng lại ở việc thay đổi kỹ thuật hay tìm ra một chất liệu mới, nghệ sỹ Phan Hải Bằng đang cố gắng xây dựng một giá trị mới có tên là Nghệ thuật Trúc Chỉ với nền tảng là đồ họa Trúc Chỉ. Hiện nay anh và các cộng sự của mình là các nghệ sỹ trẻ và sinh viên nghệ thuật đang có ý tưởng kết hợp nghệ thuật Trúc Chỉ với các nghề thủ công truyền thống khác của Huế tạo nên những sản phẩm mang đậm dấu ấn văn hóa đất cố đô như: Tranh làng Sình, mây tre đan Bao La, nghề làm nón, làm dù...

Triển lãm "Trúc Chỉ - Lời của sông" được trưng bày lần đầu tiên tại Viện Goethe Hà Nội từ ngày 2/7 cho đến 15/7, sau đó sẽ được trưng bày tiếp tục tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Một số tác phẩm Trúc Chỉ tại triển lãm:

Mun Mun H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa