Các thanh niên quá khích cầm gậy đánh nhau tại lễ hội đền Gióng (mùng 6 Tết âm lịch năm Ất Mùi 2015) - Ảnh: Nguyên Vương
Độc đáo Lễ hội Rước nước mang về tắm cho Phật
Cấm công chức đi lễ chùa trong giờ làm việc
Đầu năm đi lễ chùa cần lưu ý những gì?
Lưu ý sức khỏe khi đi lễ hội đầu năm
Theo đánh giá của thành ủy Hà Nội, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn vẫn còn bộc lộ những hạn chế như: Việc quản lý và tổ chức lễ hội chưa thật sự chặt chẽ, hấp dẫn, không ít điểm di tích, nơi tổ chức lễ hội đã xảy ra quá tải và có biểu hiện phô trương hình thức, gây lãng phí, tốn kém.
Công tác đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội còn nhiều bất cập; Thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội có nơi chưa tốt.
Đặc biệt là tình trạng đốt nhiều vàng mã, trang phục không phù hợp nơi thờ tự; Đặt tiền lễ không đúng nơi quy định còn phổ biến; Vệ sinh môi trường chưa đảm bảo ảnh hưởng không tốt tới mỹ quan nơi thờ tự.
Theo thành ủy Hà Nội, những hạn chế trên có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là do một số cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ sở chưa nhận thức sâu sắc, đầy đủ về ý nghĩa của lễ hội. Công tác quản lý lễ hội thiếu sâu sát, chưa tạo được dư luận mạnh mẽ phê phán các biểu hiện tiêu cực trong tổ chức, tham gia lễ hội.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện rà soát, điều chỉnh giảm tần suất, thời gian tổ chức, nhất là những lễ hội có quy mô lớn, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở từng địa phương, cơ sở.
Việc tổ chức lễ hội cũng được thành ủy Hà Nội chỉ đạo hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội.
Thực hiện nghiêm việc quản lý đốt đồ mã. Khắc phục tình trạng phô trương hình thức, lãng phí, tốn kém và thương mại hóa. Khắc phục tình trạng đặt hòm công đức và đặt tiền lễ tùy tiện.
Đồng thời quản lý và sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch, phục vụ công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích và tổ chức lễ hội.
Bình luận của bạn