Lưu ý sức khỏe khi đi lễ hội đầu năm

Sau Tết là dịp những lễ hội diễn ra ở khắp mọi miền của đất nước (Ảnh: Người đưa tin)

Những lễ hội độc đáo thu hút nhiều người trên thế giới

Gợi ý những lễ hội miền Bắc nên đi sau Tết

Không đồng ý đổi tên lễ hội, “ông Ỉn” vẫn sẽ bị khai đao

Màu sắc Việt đậm nét tại Lễ hội đa văn hóa tại Canberra 2015

Đi giày bệt

Đi lễ hội với một đôi giày cao gót sẽ không phải là lựa chọn khôn ngoan vì sẽ khiến bạn khó di chuyển giữa một "rừng" người. Hãy chọn một đôi giày bệt để cùng với những người thân của mình đi bộ tham quan hết lễ hội mà không sợ bị đau chân. 

Đừng quên dung dịch sát khuẩn khi lễ hội đầu năm

Để đảm bảo sức khỏe trong khi đi lễ hội đầu năm bạn cần phải uống nhiều nước, rửa tay thường xuyên, đặc biệt là chú ý tới vệ sinh an toàn thực phẩm. Du khách thường ăn ở khắp mọi nơi, tiếp xúc nhiều thứ lạ lẫm nên sẽ rất tốt nếu mang theo nước rửa tay hay dung dịch sát khuẩn trong chuyến du lịch.

Mặc đủ ấm

Thời tiết đầu năm, đặc biệt là ở miền Bắc khá lạnh. Vì vậy, giữ sức khỏe khi đi du lịch, để đảm bảo "ăn chơi sợ chi mưa rơi" thì đừng quên mặc ấm. Đừng quên mũ, găng tay và khăn quàng. Nếu cho trẻ đi cùng, ngoài mặc ấm, đừng để cho trẻ đứng trong thời tiết lạnh quá lâu. 

Nhịp thở đúng cách

Khi vận động nhiều, cơ thể con người có hiện tượng ra mồ hôi, thở dốc, tim đập nhanh... Nguyên nhân của hiện tượng trên là do cơ thể phải tiêu tốn lượng chất dinh dưỡng và oxy lớn hơn bình thường để nuôi các bộ phận trong cơ thể, giúp duy trì trạng thái hoạt động cao.

Thở dốc khiến người vận động càng mệt mỏi, nếu nặng hơn sẽ hoa mắt chóng mặt. Thở đúng cách sẽ giúp tránh được những biểu hiện không mong muốn trên. Phương pháp thở đúng cách là hít vào đằng mũi và thở ra đằng miệng. Hít thở đều, không nên hít sâu quá và cũng tránh tình trạng hít nông, không đủ dưỡng khí.

Tránh ngồi nghỉ đột ngột

Tình trạng này rất dễ gặp ở những lễ hội. Thông thường những ngôi chùa đều ở cao trên các ngọn đồi, núi. Đường lên chùa thường là những bậc thang cao, vì vậy mà không ít người do không có thói quen luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, dẫn tới cảm giác mệt mỏi. Cứ vài ba bước lại ngồi nghỉ một lần.

Nếu dừng lại đột ngột khi đang vận động cao sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể bị tê cứng, nặng sẽ là cô giật, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu. Đây cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện những biểu hiện đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh.

Không nên uống nước vội vàng
Khi đi lễ hội, việc chen lấn, đi bộ nhiều khiến chúng ta dễ bị khát nước. Và mọi người thường uống nước một cách vội vàng cho đến khi căng bụng, việc này rất nguy hiểm. Bởi vì, uống nước nhiều và vội vàng lúc cực khát sau khi vận động sẽ khiến tim phải làm việc nhiều, từ đó làm cho độ đậm đặc của máu hạ thấp. Yếu tố này cũng góp phần làm nên tình trạng tim đập nhanh, thở gấp, cơ thể toát mồ hôi nhiều. Cách tốt nhất là bạn luôn mang theo chai nước bên mình và chia ra uống nhiều lần.
Những người bị bệnh không nên đi lễ hội

Người tham gia các hoạt động du lịch, lễ hội đòi hỏi phải có sức khỏe để đi tàu, xe và leo lên núi cao hoặc xuống hang sâu... Mặt khác, tại nhiều lễ hội, số người tập trung đông đúc, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, ăn nghỉ thất thường nên càng cần phải có sức khỏe mới có thể đi được. Đối với người cao tuổi rất dễ bị ngã khi phải đi bộ nhiều thì nên tránh những khu du lịch đông người phải chen lấn, xô đẩy. Đặc biệt, những người bị các bệnh như viêm phổi, nhồi máu cơ tim, mắt kém, tai kém... càng dễ bị ngã hoặc phát bệnh khi đến những nơi này nên phải thận trọng hơn. Bị ngã là một tai nạn nguy hiểm đối với người cao tuổi khi đi lễ hội vì họ dễ bị gãy xương, dẫn đến các hậu quả khác.
Gia Hân H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp