Chiêm ngưỡng kỳ quan Phật giáo lớn nhất thế giới tại Indonesia

UNESCO đánh giá Borobudur là một trong những bảo tháp hùng vĩ và lớn nhất của Phật giáo thế giới.

Đi chùa lễ Phật xưa và nay

Chọn trang phục phù hợp khi đi chùa

Vãn cảnh chùa Hương yên bình mùa không hội dịp cuối năm

Đại gia Xuân Trường xây Tháp Phật giáo lớn bậc nhất thế giới

Nằm ở miền Trung đảo Java của Indonesia, Borobudur là một ngôi đền tháp Phật giáo khổng lồ nổi lên đột ngột giữa vùng lòng chảo, xung quanh là rừng rậm. Vào năm 2012, Tổ chức Kỷ lục thế Giới Guinness đã công nhận đây là công trình đền tháp Phật giáo lớn nhất thế giới.

Tên gọi Borobudur có gốc từ Vihara Buddha Ur trong tiếng Phạn, có nghĩa là "ngôi Phật tự trên ngọn đồi". Từ chân đồi khách phải leo hơn 15m mới lên tới nền đền tháp.

Borobudur được xây dựng vào thế kỷ thứ 9, dưới vương triều Sailendra sùng bái đạo Phật.

Cấu trúc Borobudur gồm 9 tầng chồng lên nhau, tầng trên nhỏ hơn tầng dưới, tổng chiều cao 42m, tương đương chiều cao của một tòa nhà 10 tầng hiện đại.

Từ trên nhìn xuống, đền Borobudur sở hữu cấu trúc hai phần gồm 3 tầng tròn ở phía trên và 7 tầng vuông ở phía dưới. Ngôi đền có 10 tầng tượng trưng cho 10 phẩm hạnh của bồ tát.

Trên vòng tròn thứ nhất có 36 stupa (phù đồ hay tháp bà), vòng tròn thứ hai có 24 stupa. Các stupa ở 2 tầng này được gọi tên là Parinirwana và đều được đục lỗ trống chung quanh hình thoi.

Vòng tròn thứ 3 có 16 stupa, được đục lỗ trống hình vuông và gọi tên là Nirwana, bao quanh một stupa lớn nằm ở trung tâm.

Du khách thăm quan đền sẽ chia thành 3 phần riêng biệt đi từ Dục giới đến Sắc giới và cuối cùng là Vô săc giới tương ứng với cảnh giới từ thấp đến cao nhất của Phật giáo.

Các vách tường 7 tầng dưới của Borobudur đều được phủ kín phù điêu, chạm trổ rất công phu, mô tả về cuộc đời của đức Phật, các bồ tát và các anh hùng đã giác ngộ Phật pháp, cũng như các giáo lý của đạo Phật.

Tổng chiều dài các bức điêu khắc là hơn 4km. Để cảm nhận được hết nội dung của tác phẩm đồ sộ này sẽ phải mất đến 2 ngày.

Được biết sau khi vương triều Phật giáo Syailendra sụp đổ, Borobudur đã bị bỏ hoang và lãng quên trong suốt 10 thế kỷ.  Sau đó chính phủ Indonesia đã vào cuộc kêu gọi UNESCO giúp đỡ để phục hồi toàn diện Borobudur với 600 nhà phục chế tên tuổi tiến hành trùng tu trong vòng suốt 12 năm trời.

Đến nay, Borobudur đã trở lại với dáng dấp gần như ban đầu và trở thành địa điểm được viếng thăm nhiều nhất ở Indonesia. Đền Borobudur không chỉ là một kỳ quan tuyệt vời của riêng quốc gia núi lửa này, mà còn là một di sản vô giá của Phật Giáo và của cả nhân loại.


Mun Mun H+ (Theo Placestoseeinyourlifetime/Telegraph)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa