Những bức ảnh bị cho là giả mạo
Chiến tranh trong nghệ thuật Lê Bá Đảng
Việt Nam 40 năm sau chiến tranh: "Nỗi đau da cam" vẫn còn
Xem triển lãm ảnh “Phóng viên chiến trường” cho dịp nghỉ lễ 30/4
Hình ảnh em bé đầu hàng chiến tranh gây “bão”
Những bức ảnh này được xuất bản lần đầu trong cuốn sách Death in the Air: The War Diary and Photographs of a Flying Corps Pilot. Cuốn sách ra mắt năm 1933 và nhanh chóng thu được thành công rực rỡ. Tên tuổi người phi công không bao giờ được tiết lộ, theo tác giả là do phi công này đã vi phạm luật khi mang theo máy ảnh trong lúc làm nhiệm vụ. Cuốn sách cũng giải thích rằng phi công này đã sử dụng một cơ cấu đặc biệt để gắn máy ảnh lên súng máy, và giúp người này có khả năng chụp ảnh trong lúc chiến đấu. Trong sách còn có những đoạn nhật ký của phi công, mô tả về cuộc sống ở tiền tuyến và trên không trung.
Sau chiến tranh, những bức ảnh đã được một thiếu phụ có tên Gladys Maud Cockburn-Lange bán lại với giá 20.000 USD (khoảng 360.000 USD ngày nay). Tuy nhiên không có ai thắc mắc về tính chân thực của loạt ảnh này. Lần duy nhất có người thắc mắc về loạt ảnh và nhật ký này là vào giữa thập niên 1980. Khi dó, Hiệp hội các sử gia về không chiến trong Thế chiến thứ nhất cho rằng những bức ảnh này là giả mạo. Thế nhưng, sức ảnh hưởng của họ không thực sự lớn và phải tới khi viện Smithsonian tham gia nghiên cứu, sự thật về các bức ảnh nổi tiếng này mới được lật mở.
Những bức ảnh tưởng chừng rất chân thật lại bị phát hiện là được làm giả bởi một người có tên Wesley David Archer
Bình luận của bạn