- Chuyên đề:
- Nâng niu sức sống tự nhiên
Được đến tận nơi, tìm hiểu và trải nghiệm cùng người dân vùng chè quý là hạnh phúc lớn của những người yêu trà...
Dự báo thời tiết: Không chủ quan khi ứng phó với bão số 10
Xoa bóp, bấm huyệt cải thiện méo miệng do tai biến
Thủ tướng Chính phủ: Vinamilk là điển hình “vừa sản xuất, vừa chiến đấu”
Cần chuẩn bị thuốc gì khi vào mùa mưa lũ?
Tứ đại danh trà đất Thái Nguyên
Thái Nguyên ngày nay có 4 vùng trồng chè nổi tiếng: Tân Cương, La Bằng, Trại Cài và Khe Cốc – được mệnh danh là Tứ danh trà đất Thái. Thường mỗi gia đình ở đây đều có vườn chè và lò sấy riêng. Chủ hộ đóng rất nhiều vai: người nông dân cần cù khi trồng và chăm sóc cây chè, người công nhân giỏi khi chế biến và một thương nhân khi bán hàng.
Như vậy, mỗi một vùng, mỗi một nhà sẽ có hương vị trà khác nhau và bí quyết riêng để “lấy lòng” ẩm khách.
Tân Cương
Đặc điểm trà Tân Cương là các búp trà khô có màu xanh đen, ánh thép, xoăn chặt và nhỏ, trên bề mặt có nhiều phấn trắng. Nước trà trong màu nắng và sánh. Trà Tân Cương dường như có hương vị riêng biệt: mùi hương cốm, vị trà chát ngọt hài hòa, đặc biệt không còn vị đắng. Các nhà nghiên cứu cho rằng do tính đặc thù của thổ nhưỡng, khí hậu ưu đãi, đặc biệt chính những bàn tay tài hoa và yêu lao động của người dân nơi đây đã làm nên danh trà Tân Cương.
La Bằng
La Bằng là một xã thuộc huyện Đại Từ. La Bằng được thiên nhiên ưu đãi cho khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ, nguồn nước tưới tiêu ổn định. Do đó, trà La Bằng có hương thơm và vị rất riêng: màu nước sánh vàng như mật, mùi thơm tự nhiên, đậm vị ngọt hậu.
Trại Cài
Chè Trại Cài được nhận xét có hương vị đậm đà và ngọt hậu
Chè Trại Cài để chỉ trà được làm bởi các xóm Tân Lập, sông Cầu trong xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ. Những người cao niên cho biết chính họ cũng không nhớ rõ cây chè đã xuất hiện từ năm nào, chỉ biết cây chè đã gắn bó với người dân nơi đây hàng trăm năm. Vùng chè Trại Cài Thái Nguyên được thiên nhiên ưu đãi với con sông Cầu chảy qua, đất đai nơi đây màu mỡ, khí hậu rất thuận lợi cho cây chè phát triển. Đây là giống chè trung du cho hương thơm và vị đậm, nước sánh nổi tiếng với những đặc trưng khó lẫn.
Khe Cốc
Những gốc chè ở Khe Cốc hầu như không cần tưới nhờ con suối cùng tên chảy từ núi Chín Tầng về xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, cùng với nước mưa và sương đêm. Trà Khe Cốc sợi dài, màu nhạt, tiền vị chát dịu, hậu vị ngọt. Hương thơm thanh là do cái trời cho: đất, nước, khí thuần khiết cùng người trồng tỉ mỉ, yêu thương cây chè.
Những chuyến đi của người nặng lòng với trà
Bén duyên với trà, nghệ nhân Trà Việt Nguyễn Ngọc Tuấn đã dành nhiều thời gian để khám phá các vùng chè Việt Nam. Rất nhiều những câu chuyện hay về vùng đất, con người và những loại trà đặc trưng được nghệ nhân lưu giữ và ghi lại trong cuốn sách Phác thảo Danh trà Việt Nam mới được xuất bản vào tháng 9/2020.
Cuốn sách được in màu cẩn thận, tỉ mỉ, cùng những hình ảnh minh họa cụ thể, lời kể mộc mạc, dễ hiểu, dẫn dắt bạn đọc theo chân tác giả đến với những vùng chè nổi tiếng trên đất nước Việt Nam như Hà Giang, Suối Giàng – Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bằng Phúc – Bắc Kạn, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Lâm Đồng… Từ đó cùng tự hào về những rừng chè cổ thụ, những danh trà và nền văn hóa lâu đời của người Việt.
Và, khi vì lý do nào đó chưa cho phép bạn một lần lên đỉnh Tây Côn Lĩnh uống trà shan tuyết hay đến Hà Nội uống trà sen mùa thu Tây Hồ, thì bạn vẫn có thể để trí tưởng tượng của mình bay bổng với những hương vị của đất trời trên trang giấy Phác thảo Danh trà Việt Nam.
Cuốn sách Phác thảo Danh trà Việt Nam của tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn, người sáng lập thương hiệu Song Hỷ Trà
Phác thảo Danh trà Việt Nam còn là tài liệu bổ ích giúp cho ẩm khách hiểu thêm về giá trị của chén trà, mang đầy đủ giá trị vật chất (tốt cho sức khỏe), tinh thần (thức tỉnh tâm trí) và luôn hữu hiệu trong cuộc sống của người Việt.
Một cuốn sách nên đọc với những người yêu trà.
Sách có bán tại Song Hỷ Trà.
Bình luận của bạn