- Chuyên đề:
- Cẩm nang phòng bệnh giao mùa
Bệnh dịch trong và sau mưa lũ: Mối nguy hiểm khôn lường
Thiệt hại mưa lũ miền Trung: Vì sao nặng nề như vậy?
Dự báo thời tiết: Bão số 10 tăng cấp tiến sát miền Trung
Dự báo thời tiết: Miền Trung mưa liên tục, "nín thở" chờ bão
Miền Trung tiếp tục tập trung ứng phó lũ quét, sạt lở đất
Sau khi nước rút thường xuất hiện một số dịch bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Để chủ động phòng bệnh trở thành dịch, người dân sống trong vùng ngập lụt liên miên như miền Trung nước ta hiện nay cần phải chuẩn bị một số loại thuốc cơ bản trong mỗi gia đình.
Thuốc bôi ngoài da
Nước bị nhiễm bẩn, tạo điều kiện cho vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh ngoài da sinh sôi và phát triển. Do đó, người dân vùng lũ dễ mắc một số bệnh ngoài da như nước ăn chân, viêm da mủ, viêm nang lông, ghẻ nước… Vì vậy, nên có sẵn những dung dịch sát khuẩn như dung dịch cồn iod, nước oxy già, dung dịch thuốc tím, xanh methylen, clorhexidin, cloramin B… để rửa vết thương (nếu có) hoặc sát trùng sau khi lội nước bẩn.
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Mỗi gia đình nên chuẩn bị sẵn thuốc paracetamol 500mg để giúp giảm đau và hạ sốt.Việc chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hạ sốt, tránh bị co giật và tai biến do sốt cao. Nhưng dùng thuốc hạ sốt phải theo đúng liều lượng hướng dẫn sử dụng của bác sỹ. Những trường hợp phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người có bệnh về gan, thận, người cao tuổi cần phải thận trọng khi dùng paracetamol.
Tránh lạm dụng thuốc giảm đau, hạ sốt vì dùng quá liều có thể gây ngộ độc
Trong nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt cũng cần hết sức cẩn thận với thuốc aspirin. Vì dù có tác dụng giảm đau và hạ nhiệt tốt nhưng aspirin lại gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ em.
Thuốc tiêu hóa
Trong và sau mưa bão, lũ lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là về đường tiêu hóa. Các bệnh đường tiêu hóa hay gặp là tả, lỵ, thương hàn, ngộ độc thực phẩm...
Một số loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa thông thường là các loại men tiêu hóa, dung dịch bù điện giải oresol, berberin (kháng sinh trị tiêu chảy có nguồn gốc thực vật), smecta hoặc loperamid 2mg.
Lưu ý, loperamid không được dùng cho trẻ dưới 8 tuổi. Tác dụng phụ của loperamid là gây táo bón, nên sau khi uống nếu hết đi lỏng, phân đã đặc hoặc thành khuôn nên ngưng uống. Với những gia đình có trẻ nhỏ cần tìm hiểu kỹ các loại thuốc tiêu hóa dành riêng cho trẻ.
Thuốc nhỏ mắt
Sau mưa lũ, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng nên rất dễ bị đau mắt đỏ. Để chữa đau mắt đỏ, đơn giản nhất là dùng dung dịch chloramphenicol 0,4%, đây là loại thuốc sẵn có trên thị trường thuốc trong cả nước.
Đau mắt đỏ là bệnh lành tính, nhưng lây lan rất nhanh
Nên nhỏ mắt mỗi khi tiếp xúc với nước bẩn hoặc dùng 4-6 lần/ngày để phòng đau mắt đỏ. Trong tủ thuốc cũng cần trữ một ít nước muối sinh lý (NaCl nồng đồ 0,9%). Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý cũng là biện pháp cần thiết để hạn chế các bệnh về mắt trong mùa mưa lũ.
Thuốc dành cho bệnh mạn tính
Người dân vùng lũ cũng cần dự trữ các loại thuốc dành riêng cho thành viên trong gia đình có tiền sử bệnh mạn tính hay dị ứng như hen, xoang, tăng huyết áp, đái tháo đường... Và việc sử dụng các loại thuốc dự trữ này cần tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sỹ điều trị.
Điều cần đặc biệt lưu ý là những thuốc trong tủ thuốc gia đình này chỉ nhằm mục đích để làm giảm nhẹ triệu chứng. Vì vậy, người dân vùng lũ nên cố gắng đi khám sớm để được hướng dẫn dùng thuốc và theo dõi cụ thể, tránh biến chứng nguy hiểm. Đồng thời cần chú ý bảo quản thuốc tốt tránh ẩm mốc sẽ gây hỏng thuốc hoặc mưa lũ cuốn trôi. Các loại thuốc cần được ghi chú rõ ràng để tránh sử dụng nhầm lẫn gây nguy hiểm.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng;
- Thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước;
- Bảo đảm vệ sinh môi trường;
Kịp thời phát hiện và phòng ngừa bệnh dịch truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm, dịch tả, lỵ, thương hàn...
Bình luận của bạn