Mũ bảo hiểm vẫn chưa được hiểu đúng vai trò và giá trị

Sử dụng mũ bảo hiểm kém chất lượng gây nguy hiểm cho chính mình và cả toàn xã hội

30% phụ huynh không đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi đến trường

Sẽ ghi hình học sinh không đội mũ bảo hiểm

Trẻ em không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt

Mũ bảo hiểm chẩn đoán đột quỵ trong 10 phút

“Tôi đã từng dùng MBH không đạt chuẩn chất lượng. Dù lường được trước những rủi ro nhưng vì nhiều lý do, tôi vẫn dùng nó hơn 10 năm qua. Cho đến một ngày tôi nhận ra sự nguy hiểm của lựa chọn ấy và đi đến quyết định sửa sai”, đây là tâm sự của Đ.D – một sinh viên báo chí mới ra trường.

“Tôi chọn MBH không đạt chuẩn chỉ vì đẹp”

“Nếu hỏi vì sao tôi chọn MBH không đạt chuẩn thì chính tôi cũng không thể có câu trả lời đúng đắn nhất. Ngày đấy, khi đi mua chiếc MBH đầu tiên cho mình, tôi đơn giản chỉ chọn một chiếc MBH nào bắt mắt, có màu sắc dễ thương, có những hình dán dễ thương trên mũ mà không cần biết nó làm bằng gì, như thế nào, có chắc chắn hay không. Lúc đó, tôi không biết MBH chuẩn là gì hay tầm quan trọng của nó trong việc bảo vệ bản thân, tôi mua MBH đơn giản là bởi nếu không đội mũ, tôi sẽ không thể đi xe máy cùng bố mẹ.”, Đ.D kể về chiếc mũ đầu tiên của mình như vậy.

Cũng như những cô cậu tuổi "teen" khác, các hình ảnh ngộ nghĩnh, ku-te (cute) của những chiếc MBH nửa đầu đã thu hút các cô cậu, trong đó dĩ nhiên có Đ.D. Sau chiếc mũ đầu tiên, D. cũng không có ý định thay đổi những chiếc MBH không đạt chuẩn thành đạt chuẩn. Cô lý giải, vì tiện và vì tiền. Tiện là vì lỡ có bỏ quên, có mất, chỉ cần tạt xe vào lề đường là có thể mua một cái mũ mới. Hơn nữa, số tiền bỏ ra không quá lớn. Chỉ loanh quanh 30.000-50.000 đồng là có một chiếc mũ mới “hợp thời trang, hợp túi tiền”.

Đ.D chia sẻ: “Có lẽ, nhận thức của tôi lúc đó còn rất hạn chế. Tôi có thể bỏ vài trăm, thậm chí cả triệu cho một chiếc váy, một bữa đi ăn với bạn bè nhưng lại không hề quan tâm tới chiếc mũ có thể bảo vệ tính mạng mình”. Cô kể thêm, ngày mới lên Hà Nội học đại học, cô có dùng một cái MBH đạt chuẩn, nhưng bạn bè trêu chọc vài câu, thế là chiếc mũ bị vứt ngay vào một góc nhà. Cô mua một chiếc mũ mới “hợp bạn, hợp bè” mà không cần lăn tăn. Đ.D cũng quên ngay những câu chuyện tai nạn giao thông đọc được trên báo hàng ngày dù cũng có những hình ảnh những chiếc MBH không đạt chuẩn lăn lóc bên cạnh những người bị tai nạn. Với cô, đó chỉ là chẳng may, chứ MBH cũng chỉ là MBH mà thôi. Cho tới lần đó…

Tác hại của MBH không đạt chuẩn

Mũ bảo hiểm rởm được làm từ chất liệu nhựa mỏng, dễ vỡ, không có nhãn mác xuất xứ, không có tem kiểm định, không có tem hợp quy

Mũ bảo hiểm "rởm" được làm từ chất liệu nhựa mỏng, dễ vỡ, không có nhãn mác xuất xứ, không có tem kiểm định, không có tem hợp quy

Cho tới lần đó, lớp cô được học một buổi về an toàn giao thông do Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức. Lúc này, những hình ảnh về tai nạn giao thông, hình ảnh về những chiếc MBH không đạt chuẩn lăn lóc. Những hình ảnh liên tiếp được chiếu trên màn hình nhưng một tiếng chuông cảnh báo khiến cô phải nhìn lại chiếc mũ mình đội. “Ngay sau buổi học, không chỉ tôi mà có nhiều bạn khác trong lớp tôi cũng đã đi mua một chiếc MBH đạt chuẩn cho mình. Buổi học đó, đã thực sự khiến tôi thay đổi cách nhìn về vai trò của MBH với tính mạng và sức khỏe con người. Và tôi cũng đã bỏ công tìm hiểu…”, Đ.D nhớ lại.

Việc sử dụng MBH kém chất lượng có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng. Ví như, dùng MBH không đạt chuẩn không bảo vệ được đầu người dùng khi xảy ra tai nạn. Nguyên nhân là do, MBH kém chất lượng thường làm từ những vật liệu tái chế chất lượng kém, độ bền thấp. Khi có va đập, lớp vỏ mũ có thể bị vỡ vụn, lớp xốp không thể hấp thụ được lực tác động và quai nón có thể bị bung ra. Điều này có thể làm cho người dùng bị chấn thương nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

MBH kém chất lượng thường có thiết kế không phù hợp, khiến người dùng bị đau vai gáy khi đội. Và mũ không thể bảo vệ các bộ phận quan trọng khác của người dùng như cột sống cổ, mặt,… trong trường hợp xảy ra va chạm. Dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng cho người dùng, thậm chí tử vong. Ví dụ như, mới đây, vụ việc cô gái bị mảnh vỡ MBH cắt vào sau đầu khi gặp tai nạn đã khiến tôi cũng như nhiều người khác bàng hoàng. Sau khi va chạm với xe ba gác, cô gái đã ngã đập đầu xuống đường. Chiếc MBH của nạn nhân đã không thể chịu được cú va đập và vỡ thành nhiều mảnh. Một mảnh vỡ từ MBH đã cắt vào phía sau đầu của cô gái. Cô ấy dù không bị thương quá nặng, chỉ bị khâu một số mũi, nhưng nó cũng cho thấy nguy cơ tiềm ẩn của MBH không đạt chuẩn.

Trả lời VOV Giao Thông, TS.BS Đỗ Mạnh Hùng, Phó trưởng khoa Phẫu thuật Cột sống, Trưởng phòng Kế Hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Việt Đức cho biết, MBH giả, kém chất lượng gần như  không có tác dụng bảo vệ phần đầu, những nạn nhân đội MBH giả thường bị chấn thương sọ não rất nặng, những mảnh nhựa vỡ vụn có thể bắn vào trong mắt hoặc các phần mềm gây nhiều tổn thương.

Chưa kể, chất liệu để sản xuất MBH kém chất lượng thường không có khả năng thấm hút mồ hôi, do đó, có thể khiến người dùng bị ngứa da đầu, gàu, rụng tóc. Đặc biệt, đối với những em nhỏ có làn da nhạy cảm, MBH kém chất lượng có thể khiến nổi mẩn đỏ.

Những con số "biết nói"!

Báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho thấy, 6 tháng đầu năm 2024, toàn quốc xảy ra 12.350 vụ tai nạn giao thông, làm chết 5.343 người, bị thương 9.552 người. Tỷ lệ tai nạn giao thông bởi phương tiện mô tô, xe máy lên đến 59,92%. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, kết quả xử lý vi phạm cho thấy có 233.952 trường hợp vi phạm quy định về đội MBH. Đọc các số liệu này, tôi tự hỏi có bao nhiêu % số người tử vong này sử dụng MBH không đạt chuẩn. Nếu sử dụng MBH đạt chuẩn, họ có mất đi tính mạng không? 

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về tỷ lệ người tham gia giao thông đội “MBH giả mạo” (mũ lưỡi trai nhựa) khá cao, trung bình khoảng 20% trên cả nước, tại một số thành phố lớn như Hà Nội thậm chí tới 40%. Số liệu này được đưa ra dựa trên 2,5 triệu quan sát thực tế người tham gia giao thông trên toàn quốc. Số liệu này không mới, nó chỉ là con số chứng thực cho thực tế việc đội MBH “rởm”, “giả mạo” hay không đạt chuẩn là “chuyện thường ngày” ở Việt Nam hiện nay.

Không tin ư? Bạn hãy thử dừng chân trên đường phố Hà Nội vài phút như tôi mà xem. Không khó để bắt gặp những chiếc MBH có kiểu dạng như mũ lưỡi trai, đối tượng sử dụng nhiều nhất là các bạn trẻ. Hầu hết lý do họ đưa ra để sử dụng là giá thành rẻ, dễ mua, thoáng, nhẹ đầu và đội chỉ để đối phó.

Cũng bởi vậy, có “cung” ắt có “cầu”, trên các tuyến đường Hà Nội như đường Láng (Đống Đa), đường Nguyễn Xiển (Thanh Xuân), đường Ngọc Hồi (Hoàng Mai)… không khó để bắt gặp hình ảnh những chồng MBH bày bán la liệt trên vỉa hè. Chỉ riêng hai bên vỉa hè đường Láng đã có hàng chục điểm bày bán mặt hàng này. Đây cũng là một trong những lý do khiến việc sử dụng MBH không đạt chuẩn ngày càng gia tăng.

Mũ bảo hiểm kém chất lượng được rao bán công khai ở vỉa hè, lề đường

Mũ bảo hiểm kém chất lượng được rao bán công khai ở vỉa hè, lề đường

Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đội MBH chất lượng tốt có thể giúp giảm 69% chấn thương sọ não và giảm 42% khả năng tử vong khi có va chạm giao thông. Những người không đội MBH hoặc đội MBH không đạt chuẩn sẽ có rủi ro gặp chấn thương nặng và tử vong cao gấp 3 lần so với người đội MBH đạt chuẩn.

 

Theo quy định QCVN 2:2021/BKHCN có hiệu lực từ 1/1/2024, đội MBH đạt chuẩn áp dụng khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe máy điện, xe đạp điện và các loại tương tự.

MBH phải gồm 4 bộ phận chính như sau:

- Vỏ mũ là phần vỏ cứng ở bên ngoài, có tác dụng ngăn chặn các va đập trực tiếp vào đầu người đội.

- Đêm hấp thụ xung động bên trong thân mũ (đệm bảo vệ) có tác dụng giảm chấn động tới đầu người đội MBH.

- Quai đeo để cố định mũ.

- Lớp vải được lót bên trong phải đảm bảo dễ chịu cho người sử dụng. Còn các phụ kiện như kính bảo vệ, lưỡi trai, lót cằm... hiện không còn bắt buộc.

 
Đào Dung
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội