Mặc dù số vụ tai nạn của nam giới cao hơn, nhưng phụ nữ mới là đối tượng dễ gặp chấn thương nặng khi xảy ra tai nạn
6 loại thuốc cần tránh dùng trước khi lái xe
6 bệnh xương khớp dễ mắc khi lái xe thường xuyên
Vì sao phụ nữ dễ bị thiếu máu hơn nam giới?
Nghiên cứu cho thấy nước mắt phụ nữ có thể làm nam giới bớt hung hăng
Theo phân tích dữ liệu từ Hệ thống báo cáo phân tích tử vong (FARS) của Bộ Giao thông Vận tải Mỹ (cập nhật tháng 5/2023), số lượng nam giới tử vong do tai nạn xe hơi hàng năm cao hơn nữ giới. Nhưng xét về tỷ lệ tử vong trong các vụ tai nạn có cùng mức độ nghiêm trọng thì tỷ lệ phụ nữ tử vong lại cao hơn hẳn.
Nhằm hiểu rõ hơn về sự khác biệt này, các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã phân tích dữ liệu chấn thương từ năm 2018 – 2021 của hơn 56.000 nạn nhân bị tai nạn xe hơi (một nửa trong đó là phụ nữ). Kết quả cho thấy, số lượng nam giới bị chấn thương cao hơn do nhiều lý do như việc số lượng nam giới cầm lái nhiều hơn, có khả năng tham gia vào các hành vi nguy hiểm như lái xe quá tốc độ, lái xe khi say rượu, lái xe mạo hiểm. Tuy nhiên trong số các ca chấn thương nghiêm trọng, nữ giới lại chiếm tỷ lệ cao hơn chẳng hạn như chấn thương vùng xương chậu (38.1%) và gan (15%).
Chỉ số sốc (SI) được định nghĩa là nhịp tim chia cho huyết áp tâm thu.
Trong các điều kiện bình thường, tỷ lệ này từ 0,5 đến 0,8. Nếu tỷ lệ này tăng lên, thì có thể nghi ngờ tình trạng sốc.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, tỷ lệ vượt qua ngưỡng chỉ số sốc (Shock Index – SI > 1.0) của phụ nữ cao hơn nam giới, ngay cả khi chấn thương của họ ít nghiêm trọng hơn. Chỉ số sốc cao có thể là dấu hiệu cảnh báo của sốc mất máu do chấn thương nặng và dự báo nguy cơ tử vong sớm.
Christopher J. Wolff - Bác sĩ cấp cứu tại bệnh viện Cleveland Clinic Akron General (Mỹ) giải thích, chỉ số sốc là phép tính nhanh dựa trên các dấu hiệu sinh tồn để ước tính mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đây là công cụ quan trọng giúp phát hiện nhanh chóng và chính xác các bệnh nặng do chấn thương nghiêm trọng, từ đó cho phép can thiệp sớm và phù hợp để cứu sống bệnh nhân.
Bà Susan Cronn, tác giả chính của nghiên cứu cho biết, hầu hết chính sách và nghiên cứu về an toàn xe hơi được xây dựng dựa trên một hình nộm thử nghiệm va chạm mô phỏng cơ thể nam giới cao 1m75 và nặng 77kg, được tiêu chuẩn hóa vào những năm 1970. Dẫn đến việc thiết kế xe và hệ thống an toàn có thể không chính xác đối với phụ nữ, khiến họ dễ bị chấn thương nặng hơn trong các vụ tai nạn.
Cùng với đó là sự khác biệt về cơ thể, phụ nữ có kích thước cơ thể trung bình nhỏ hơn nam giới, với trọng lượng cơ thể và mật độ xương thấp hơn. Phụ nữ có hông rộng hơn và vai hẹp hơn nam giới, ảnh hưởng đến cách họ ngồi trong xe và cách lực tác động lên cơ thể khi va chạm. Thêm nữa, phụ nữ cũng thường ngồi trong xe bị đâm hơn nam giới, ở thế bị động nhiều hơn nên khả năng bị chấn thương nặng cũng cao hơn.
Các nhà nghiên cứu hy vọng kết quả của họ sẽ phân định rõ hơn giữa giới tính tới chấn thương ở các vụ tai nạn xe hơi. Từ đó, kỹ thuật an toàn xe hơi có thể cân nhắc những khác biệt quan trọng về cơ thể nam và nữ trong thiết kế, đồng thời góp phần vào luật và quy định đảm bảo công bằng trong an toàn xe hơi.
Hiện nay, nhận thức về sự nguy hiểm của việc sử dụng hình nộm nam giới đang dần được nâng cao. Một số tổ chức như Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường bộ Mỹ (NHTSA) và Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc Mỹ (IIHS) đang bắt đầu yêu cầu sử dụng hình nộm nữ trong các bài kiểm tra va chạm nhất định. Các nhà sản xuất ô tô cũng đang nỗ lực thiết kế xe và hệ thống an toàn phù hợp với cả nam và nữ.
Một số lý do khác cũng có thể khiến phụ nữ lái xe thường gây tai nạn nghiêm trọng, đó là những thói quen giới tính khó bỏ. Cụ thể như: Đi giày cao gót khi lái xe; mặc cầu kỳ hoặc quá bó sát cơ thể; sử dụng điện thoại; trang điểm khi lái xe; quên thắt dây an toàn; quên chỉnh gương, ghế, hạ phanh tay; Chuyển đổi giữa số lùi, số tiến khi xe chưa dừng hẳn.
Bình luận của bạn