Vì sao giá thực phẩm chức năng "đắt"?

Vì sao giá thực phẩm chức năng "đắt": Thực tế là rẻ?

Góp ý gì trong dự thảo Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt TPCN?

Chóng tàn đời vì lạm dụng TPCN khi tập thể hình

Pháp luật còn mù mờ khái niệm hàng giả

Hàng giả lộng hành do quản lý thị trường yếu kém

TPCN ngoại nhập - đắt có xắt ra miếng?

Năm 2015, sau khi Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được thực thi và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức thành lập, hội nhập quốc tế mang lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức.

Tính riêng về thị trường thực phẩm chức năng (TPCN), Việt Nam có nhiều tiềm năng về ngành công nghiệp này vì có nguồn nguyên liệu phong phú. Tuy nhiên, hiện chủ yếu người tiêu dùng vẫn tìm đến TPCN hàng ngoại. Nếu như trước đây, chỉ có số ít các cửa hàng bán TPCN xách tay từ nước ngoài, thì hiện nay, sản phẩm ngoại nhập tràn ngập thị trường Việt Nam (theo cả đường chính ngạch và không chính ngạch) cho người tiêu dùng thoải mái lựa chọn.

TPCN ngoại nhập đắt nhưng vẫn có thị phần nhất định

Có thể nói, TPCN ngoại (nếu là hàng thật, hàng chính hãng) thì đều được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng về những công dụng thực. Có thể lý giải, giá TPCN ngoại đắt hơn vì phải chịu nhiều mức thuế, chi phí vận chuyển, mở cửa hàng... Bên cạnh đó, tâm lý "sính ngoại" phổ biến ở đại đa số người Việt, nhất là ở tầng lớp trung lưu trở lên không tiếc tiền vung ra để mua những hàng hoá giá thành cao để thụ hưởng những giá trị xứng tầm.

Thế nên, có thực trạng là nhiều TPCN ngoại bị đội giá lên gấp 2 - 3 lần giá nhập khẩu. Người kinh doanh thì lãi lớn và nếu sản phẩm có chất lượng thì việc mất tiền theo nhiều người là đáng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia thực phẩm và y tế, người tiêu dùng cần phải hết sức cẩn thận khi chọn mua TPCN ngoại nếu không muốn rước rủi ro về cả sức khoẻ và tài chính.

Hàng nội địa giá cao: Chưa phải là điều khó hiểu?

Hàng ngoại giá cao đã đành, TPCN nội cũng bị nhiều người cho là đắt. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất TPCN, sở dĩ giá TPCN cao vì rất nhiều nguyên do: Công nghệ sản xuất, chiến lược kinh doanh và tâm lý khách hàng. 

Theo PGS.TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam, thuế đối với nhập khẩu nguyên liệu và sản phẩm TPCN hiện nay còn khá cao (30%). Ngoài ra công nghệ sản xuất TPCN còn phức tạp, hiện đại hơn sản xuất thuốc rất nhiều, đầu tư công nghệ nano, hóa lỏng nitrogen để chiết xuất ra các hợp chất tự nhiên… không hề rẻ.

Đồng tình với ý kiến PGS.TS Trần Đáng, ông Nguyễn Xuân Hoàng - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty IMC đưa ra một phép thử: "Hãy so sánh TPCN như một chiếc áo. Sản xuất một chiếc áo làm từ cotton chắc chắn sẽ không thể phức tạp, mất công sức bằng một chiếc áo lụa từ tơ tằm thiên nhiên. Nguyên liệu của ngành công nghiệp dược phụ thuộc 80% vào công nghiệp dầu mỏ, nhưng TPCN chiết xuất từ hoạt chất thiên nhiên, các loại cây cỏ, khoáng chất… và thường cái gì từ thiên nhiên cũng đắt hơn, giống như câu chuyện về chiếc áo ở trên".

Về góc độ quản lý, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế cho rằng, TPCN không phải là mặt hàng thiết yếu nên không chịu sự quản lý của Nhà nước về giá mà chịu sự điều tiết của cơ chế thị trường. Chính vì vậy, nên để thị trường tự quyết định giá TPCN bởi nếu không có tác dụng thì cho người ta cũng không dùng. Nhiệm vụ của truyền thông và cơ quan chức năng là phải tuyên truyền cho người dùng nếu có nhu cầu thực sự thì nên mua để sử dụng. Khi cung và cầu gặp nhau thì giá sẽ do thị trường quyết định.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng