Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 9h sáng ngày 17/1
Bắc Bộ chuyển rét đậm, nhiều khu vực có mưa dông
Người về tỉnh Tuyên Quang phải tự xét nghiệm COVID-19, Hà Nội ra mắt trạm y tế online
TP.HCM phát hiện thêm 17 ca nhiễm biến thể Omicron
Vaccine phòng COVID-19 có ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt?
Ngày 16/1, Hà Nội có 2.982 ca nhiễm, giảm 172 ca so với hôm 15/1. Hà Nội vẫn đứng đầu cả nước về số lượng F0 mới. Trong 7 ngày qua, thành phố này có tổng cộng 20.451 người mắc COVID-19, trung bình mỗi ngày có 2.921 ca nhiễm.
Trong khi đó, số ca nhiễm tại TP.HCM giảm ở mức kỷ lục (289 ca) sau gần 6 tháng bùng phát dịch (từ đầu tháng 7/2021). Từ cuối tháng 12 đến nay, số ca nhiễm ở thành phố có chiều hướng giảm mạnh, xuống mức 400-700 ca nhiễm. Giai đoạn đỉnh điểm tháng 8-11, mỗi ngày, thành phố có trung bình trên 3.000 ca nhiễm, ngày cao nhất là 3/9 với 8.499 ca. Ngoài ra, số ca tử vong ở thành phố này cũng giảm sâu và thấp nhất trong vòng hơn 5 tháng qua. Trong số 15 ca tử vong trong ngày 16/1, 6 người được chuyển đến từ các tỉnh khác.
Liên quan đến biến chủng Omicron, Việt Nam đã ghi nhận tổng 68 ca mắc COVID-19 do biến thể mới này. Đây đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TPHCM (30), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1).
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa yêu cầu ngành y tế và chính quyền các địa phương tập trung chuẩn bị công tác hậu cần sẵn sàng ứng phó với các tình huống diễn biến dịch COVID-19. Theo đó, Sở Y tế tiến hành rà soát năng lực hiện có cấp tỉnh về vật tư, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm, thiết bị phòng hộ… đáp ứng tình huống khi có 1.000, 2.000 và 10.000 ca mắc COVID-19 ngày.
Đà Nẵng sẽ triển khai tiêm liều bổ sung vaccine phòng COVID-19 Pfizer, từ ngày 17-18/1. Đối tượng tiêm là người từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng (cụ thể như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng…) và đã hoàn thành mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến dưới 3 tháng.
Theo bác sỹ Trương Hữu Khanh (nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM) chia sẻ trên Vnexpress.net, nhóm người cần phải đi khám hậu COVID-19 là những người từng mắc bệnh nặng phải nằm hồi sức (ICU), hoặc bị khó thở, có dấu hiệu tăng đông máu, rối loạn tâm thần sau khi khỏi bệnh cần khám kiểm tra sức khỏe.
Theo Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế, vào dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng cao. Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, cục yêu cầu các cơ quan quản lý cần tăng cường thanh kiểm tra, chống sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng. Đồng thời, bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh COVID-19 và tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
Bình luận của bạn