Một số vấn đề sức khỏe sau khi mắc COVID-19

Ngay cả các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng cũng có thể mắc các hội chứng hậu COVID-19

TP.HCM ghi nhận thêm 1 ca nhiễm biến thể Omicron

Hành trình phát triển "chưa từng có trong lịch sử" của vaccine AstraZeneca

F0 khỏi bệnh nên tầm soát di chứng hậu COVID-19

Thế giới lần đầu vượt mức 3 triệu ca COVID-19/ngày vì Omicron

Hội chứng hậu COVID-19

Hội chứng hậu COVID-19 cũng còn được gọi bằng những thuật ngữ: Covid kéo dài (long Covid), Covid hậu cấp tính (post-acute Covid), tác động dài hạn của Covid (long-effect Covid) hoặc Covid mạn tính. Các nhà y học trên thế giới đang tập trung nghiên cứu các tác động ngắn hạn và dài hạn đối với sức khỏe liên quan với COVID-19, những ai và tại sao lại mắc những hội chứng này.

Một số người mắc một loạt các triệu chứng mới hoặc tiến triển trong nhiều tuần hoặc hàng tháng sau khi nhiễm virus COVID-19. Trong khi một số hội chứng hậu COVID chỉ xảy ra với những người có bệnh nền nặng, thì một số hội chứng có thể xảy ra cả với những bệnh nhân mắc COVID-19 nhẹ hoặc không có triệu chứng, bao gồm:

- Khó thở hoặc hụt hơi

- Mệt mỏi

- Mệt mỏi sau khi cố gắng về thể chất hoặc tinh thần

- Đầu óc không tỉnh táo, thiếu tập trung

- Ho

- Đau ngực hoặc đau dạ dày

- Đau đầu

- Tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim

- Đau cơ và khớp

- Cảm giác như bị kim châm

- Tiêu chảy

- Rối loạn giấc ngủ

- Sốt

- Chóng mặt, chuếnh choáng

- Ngứa

- Thay đổi khí chất

- Không phân biệt được mùi, vị

- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt 

Tác động của COVID-19 lên các cơ quan chức năng của cơ thể

 

Một số bệnh nhân COVID-19 nặng chịu các tác động lên nhiều cơ quan và hệ thống miễn dịch trong một thời gian dài trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi đã khỏi bệnh. Các bệnh tự miễn (autoimmune conditions) sẽ diễn ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn (sai lỗi) tấn công vào các tế bào lành gây viêm hoặc làm tổn thương các tổ chức của cơ thể. 

Tuy rất hiếm nhưng một số người, đặc biệt là trẻ em mắc triệu chứng viêm đa hệ thống (MIS: Multisystem Inflammatory Syndrome) trong thời gian mắc bệnh hoặc sau khi mắc bệnh. MIS là hội chứng khi các cơ quan khác nhau của cơ thể bị viêm. MIS có thể gây ra các hội chứng hậu COVID-19 nếu nhiều cơ quan hoặc hệ thống trong cơ thể người bệnh bị virus tấn công.

Trẻ em và trẻ vị thành niên

Bất cứ ở lứa tuổi nào, bệnh nhân COVID-19 đều có thể mắc các hội chứng hậu Covid. Mặc dù các hội chứng này có vẻ ít xảy ra hơn ở trẻ em và trẻ vị thành niên so với người lớn nhưng các tác động lâu dài cũng có thể gặp ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đã có các hội chứng dài hạn ở những trẻ em và vị thành niên mắc COVID-19 nhẹ và nặng, bao gồm cả các trẻ đã mắc hội chứng viêm đa hệ thống MIS trước đó. Tương tự như các hội chứng quan sát thấy ở người lớn, hội chứng hay gặp nhất là mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, không tập trung, đau cơ, đau khớp và ho. Các bệnh nhân trẻ tuổi có thể gặp khó khăn trong việc mô tả các vấn đề về sức khỏe họ mắc phải vì vậy thông tin về các hội chứng hậu COVID-19 ở trẻ em và trẻ vị thành niên có thể hạn chế. Nhưng có thể các hội chứng cũng tương tự như các nhóm tuổi trẻ khác.

Nếu trẻ em mắc các hội chứng hậu COVID-19 tác động đến khả năng tập trung trong học tập, làm bài tập ở nhà hoặc các hoạt động bình thường khác, nên trao đổi với nhà trường về việc cho các em giãn thời gian làm bài tập, thời gian nghỉ ngơi dài hơn, thay đổi thời khóa biểu… Thầy cô giáo và cán bộ nhà trường cần hợp tác với gia đình và nhân viên y tế để  giúp các em thích nghi với hội chứng hậu COVID-19, đặc biệt các hội chứng ảnh hưởng đến tư duy, khả năng tập trung hoặc các vấn đề về thể chất…

Lê Văn Truyền - Chuyên gia cao cấp dược học
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm