Vaccine phòng COVID-19 có ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt?

Nhiều người bị chậm kinh gặp sau tiêm vaccine phòng COVID-19

Nguyên nhân nào khiến chị em chậm kinh dù không có thai?

Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt nên ăn uống và tập luyện như thế nào?

Mẫu giấy chứng nhận tiêm chủng có thông tin 7 mũi vaccine COVID-19

Hành trình phát triển "chưa từng có trong lịch sử" của vaccine AstraZeneca

Một nghiên cứu đoàn hệ được đăng tải trên Tạp chí Obstetrics & Gynecology chỉ ra rằng, vaccine phòng COVID-19 chỉ gây ra một vài thay đổi tạm thời với chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sau tiêm.

Đây là kết luận dựa trên dữ liệu từ ứng dụng Natural Cycles (hỗ trợ tránh thai), theo dõi gần 4.000 phụ nữ Mỹ tuổi từ 18-45 trong khoảng 6 chu kỳ kinh. Người tham gia có chu kỳ bình thường (từ 24-38 ngày), trong đó có khoảng 2.400 người đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 (chủ yếu là vaccine Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson). Dữ liệu cũng được đối chiếu với những người chưa tiêm vaccine.

Kết quả nghiên cứu cho hay, chu kỳ kinh nguyệt ngay sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 đến trễ trung bình 1 ngày so với bình thường. Tuy nhiên, số ngày hành kinh thực sự không thay đổi.

Nhóm nghiên cứu cũng thông tin thêm, có 358 người tham gia lại gặp hiện tượng trễ kinh lên tới 2 ngày. Khoảng 1/10 trong số họ thấy chu kỳ kéo dài thêm 8 ngày. Đặc điểm chung của họ là đã tiêm cả 2 mũi vaccine trong cùng 1 chu kỳ kinh nguyệt (bởi khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi vaccine Pfizer là 3 tuần hay 21 ngày, Moderna là 4 tuần). Rất may là chu kỳ tiếp theo đã trở lại bình thường.

Tiến sỹ Alison Edelman, trưởng nhóm nghiên cứu chia sẻ với AP rằng những thông tin này giúp người dân an tâm hơn với vaccine. Những ảnh hưởng của vaccine phòng COVID-19 tới chu kỳ kinh nguyệt là không đáng kể và kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường ở chu kỳ tiếp theo.

Theo Liên minh toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng GAVI, chu kỳ kinh nguyệt của chị em được quyết định bởi các tính hiệu hóa học giữa não bộ và buồng trứng. Bất cứ tác nhân stress vật lý hoặc stress tâm lý nào cũng có thể cản trở quá trình này.

Việc tiêm vaccine giúp kích thích phản ứng hệ miễn dịch, do đó sẽ tạo ra stress vật lý với cơ thể. Điều này sẽ ảnh hưởng tới "lịch trình sinh học" vốn có của cơ thể chị em. Trước đây, vaccine phòng HPV (virus gây ung thư cổ tử cung) cũng tiềm ẩn các ảnh hưởng tạm thời tới chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

 
Quỳnh Trang (Theo Medical Daily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa