Vinamilk trở thành quán quân vốn hóa trên TTCK

Giá trị vốn hóa Vinamilk vượt lên dẫn đầu thị trường

Vinamilk tận tâm vì mầm non tương lai Việt Nam

Vinamilk: Kiện toàn bộ máy lãnh đạo để phát triển

Xuân Bắc và Ngọc Hân mang sự ngọt ngào tới trẻ em nghèo Việt Nam

Thương hiệu nào uy tín nhất trên truyền thông năm 2015?

Hiện tại, Vinamilk niêm yết hơn 1,2 tỷ cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM.  Dù TTCK biến động mạnh trong thời gian qua, nhưng cổ phiếu của Vinamilk (mã chứng khoán VNM) vẫn giữ được mức giá khá ổn định, dao động quanh ngưỡng 100.000 đồng/cổ phiếu. Kết quả này giúp tổng giá trị vốn hóa của Vinamilk đạt trên 120.000 tỷ đồng. 

Trong khi đó, cổ phiếu của Vietcombank (mã chứng khoán VCB) lại có sự biến động khá mạnh (tính theo % trên giá cổ phiếu). Đơn cử như nửa đầu tháng 8, trong khi VCB có lúc xuống 43.000 đồng/cổ phiếu thì VNM lại có thời điểm tăng lên 107.000 đồng/cổ phiếu. Thị trường chứng khoán ghi nhận sự soán ngôi quán quân về giá trị vốn hóa trên thị trường giữa 2 ông lớn.

Với mức tăng 3.000 đồng trong phiên ngày 22/9, giá cổ phiếu của Vinamilk đã đạt mức 102.000 đồng, Vinamilk có tổng vốn hóa đạt 122.414 tỷ đồng

Những con số này nói lên rất nhiều điều, thậm chí còn là chỉ báo cho trị trường chứng khoán. Các ngân hàng, tổ chức tài chính vẫn tiếp tục áp đảo trong danh sách top đầu về cổ phiếu có giá trị vốn hóa hiện nay nhưng đã không còn giữ được vị trí dẫn đầu.

Trong top 10 cổ phiếu có vốn hóa cao nhất Việt Nam hiện nay, ngành ngân hàng đóng góp 4 đại diện gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV và Sacombank. Những cái tên còn lại trong top 10 là Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam (GAS), Vingroup, Hòa Phát và Bảo Việt. Hiện nay, nhóm 10 cổ phiếu này đang chiếm tới 62,41% tổng giá trị vốn hóa của toàn thị trường, trong đó, Vinamilk và Vietcombank đóng góp gần 22%.

Đây cũng là 2 doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam có vốn hóa vượt 5 tỷ USD.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, Vinamilk đạt được thành công vững vàng trong thời gian gần đây là nhờ nhiều yếu tố.

Yếu tố tiên quyết là người đứng đầu (CEO). Mai Kiều Liên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinamilk đã góp phần đáng kể trong việc đưa Vinamilk trở thành công ty sữa hàng đầu với doanh thu, lợi nhuận và vốn hóa lớn nhất Việt Nam.

Năm 2012 là thời kỳ khó khăn, nhiều doanh nghiệp Việt Nam lao đao, đứng trên bờ vực phá sản thì doanh thu Vinamilk vẫn tăng 23% (lên 1,3 tỷ USD). Vinamilk đã có bước nhảy ngoạn mục để ghi tên vào danh sách các doanh nghiệp lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương. Nếu không có sự lèo lái của bà Mai Kiều Liên, Vinamilk rất khó có thể đạt được thành công này. Chính vì vậy, kênh thông tin kinh tế và tài chính Mỹ (CNBC) đã ví CEO Vinamilk Mai Kiều Liên là “Nữ hoàng sữa” và “Margaret Thatcher của Việt Nam” và bà cũng là người Việt Nam duy nhất trong số 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á bình chọn bởi Forbes.

Vào cuối tháng 7 vừa qua, tuy bà Lê Thị Băng Tâm bất ngờ được bầu vào ghế Chủ tịch HĐQT Vinamilk gánh vác một phần gánh nặng cho bà Kiều Liên nhưng không hề có tác động xấu đến giá cổ phiếu Vinamilk như nhiều người đồn đoán. Các mục tiêu, chiến lược, kế hoạch của Vinamilk cũng sẽ thực hiện đúng như đã cam kết trong đại hội cổ đông. Trách nhiệm của bà Băng Tâm là phối hợp cùng với Tổng giám đốc thực hiện đúng những gì đã đề ra.

Bà Băng Tâm (trái) giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT và bà Mai Kiều Liên (phải) giữ chức vụ Tổng giám đốc Vinamilk

Thứ hai sự nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu của thị trường, xác định rõ sữa là sản phẩm có nhu cầu rất lớn, Vinamilk đã kiên định, tập trung toàn nguồn lực phát triển giá trị cốt lõi của mình là ngành sữaSau một thời gian thử nghiệm với mặt hàng cà phê, năm 2010, Vinamilk đã chuyển nhượng Nhà máy Café Sài Gòn cho Công ty Cổ phần Trung Nguyên với giá gần 40 triệu USD. Và rõ ràng, quyết định này là hoàn toàn đúng đắn: Vinamilk hiện là công ty sữa lớn nhất Việt Nam và nắm giữ hơn 50% thị phần với một danh mục sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mọi lứa tuổi.

Thứ ba, Vinamilk luôn công khai, minh bạch thông tin với việc tổ chức kiểm toán hàng năm tốt, niêm yết sớm, giúp công ty kịp thời huy động vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời giảm hẳn nguồn vốn vay ngân hàng.

Đặc biệt, Vinamilk thực hiện chiến lược kinh doanh phát triển bền vững, xây dựng uy tín truyền thông thông qua thực hiện trách nhiệm xã hội. Không chỉ quan tâm đến sản xuất kinh doanh, trong 40 năm qua, Vinamilk đã và đang tham gia rất tích cực vào các hoạt động cộng đồng và có nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn như: Chương trình Sữa học đường, Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam, Quỹ Một triệu cây xanh cho Việt Nam, chương trình từ thiện cho...

Nhờ vậy, trong khuôn khổ sự kiện Vietnam CEO Summit tháng 7 vừa qua, Công ty Vietnam Report đã tổ chức Lễ vinh danh Top 10 doanh nghiệp niêm yết có uy tín nhất trên truyền thông 2015 và Vinamilk được bình chọn là doanh nghiệp có uy tín nhất.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng