Vụ giải cứu bé trai 10 tuổi ở Đồng Tháp: Hy vọng vào phép màu

Hiện trường vụ giải cứu bé trai rơi xuống ống trụ bê tông sâu 35m ở Đồng Tháp - Ảnh: Vietnamnet.

Những phép màu kỳ diệu sau thảm họa động đất ở Nepal

Cứu sống bé trai 13 tuổi ngừng tim, hôn mê sâu vì bị bạn đá bóng trúng bụng

Bé trai dễ bị ung thư tuyến tiền liệt do mẹ ăn ít protein

Cuối tuần cùng bé trải nghiệm "Thu hoạch lạc" ở Love Garden

Trước đó, trưa ngày 31/12/2022, bé Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng 3 người bạn vào công trình cầu Rọc Sen nằm trên đường tỉnh 857, xã Phú Lợi, để nhặt phế liệu.

Lúc đi qua công trình đang thi công, Nam rơi xuống ống trụ bê tông đường kính 25cm, đã đóng xuống đất sâu khoảng 35m. Nhóm bạn của Nam hô hoán, nhờ người đến cứu bé trai

350 người trong hơn 60 giờ qua đã sử dụng nhiều phương án khác nhau để cứu bé trai, song việc cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn do “địa chất, địa hình; phương tiện tham gia giải cứu phải điều động từ nơi xa tới”.

Lực lượng cứu hộ đã dùng máy khoan làm mềm đất đá xung quanh thành ống bê tông nhằm giảm tối đa ma sát, sau đó dùng phương tiện chuyên dụng kéo ống lên. Tiếp đó, lực lượng công binh Quân khu 9 sẽ tiến hành nội soi, dò tìm vị trí của cháu bé, tiếp đến cắt ống để cứu hộ.

Về tình hình bé trai 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu cho báo chí biết: "Bé trai rơi thẳng xuống trụ bê tông hẹp và sâu nên có khả năng bị đa chấn thương. Thêm vào đó, với tình trạng không khí không đảm bảo, nhiệt độ lạnh và không được ăn uống nên tiên lượng sức khỏe của bé rất xấu. Địa phương đã tính tới phương án xử lý cấp cứu tại hiện trường", theo Vietnamnet.

Tình hình sức khỏe bé trai 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông đang khiến nhiều người lo lắng do chưa xác định được cụ thể tình trạng hiện tại của bé ra sao.

Đầu khoan xoắn ốc được đưa xuống bên cạnh cột bê tông để làm mềm đất - Ảnh: Vietnamnet

Đầu khoan xoắn ốc được đưa xuống bên cạnh cột bê tông để làm mềm đất - Ảnh: Vietnamnet

Liên quan đến vấn đề này, trên báo Người lao động, bác sỹ Đinh Tấn Phương, Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết về góc độ khoa học, khi rơi vào hố sâu sẽ có nhiều nguyên nhân gây tử vong. 

Đầu tiên, nếu thiếu oxy sẽ gây ngạt. Bên cạnh đó, dưới lòng đất, hố sâu không thông khí sẽ có khí độc. Nếu hít phải cũng có nguy cơ. Do đó, cần phải đảm bảo nguồn oxy cho bé thì mới có hy vọng. "Nguyên tắc là oxy sẽ bay lên. Vì vậy, cần phải đổ thêm nước với lượng vừa phải" – bác sỹ Phương cho hay. Ngoài những yếu tố trên còn có nguy cơ sụt, lún bởi trụ bê tông rỗng, xung quanh là đất. Nếu có lực tác động lên càng nhiều sẽ càng lún sâu.

Về cơ chế thở, bác sỹ Phương cho biết đối với trẻ 10 tuổi cũng giống như người lớn, không khác biệt nhiều. Tuy nhiên, việc trẻ ở dưới hố sâu quá lâu cộng thêm thời gian quá dài sự sống sẽ cực kỳ thấp.

Theo cơ quan chức năng, việc giải cứu bé trai 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông rất khó khăn do đường kính trụ bê tông quá nhỏ, chỉ 25cm, nhân viên cứu nạn không thể thả dây để leo xuống. Các phương án giải cứu nạn nhân gặp nhiều trở ngại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác, nhất là trong bối cảnh phải chạy đua với thời gian để hy vọng cứu sống cháu bé.

Cập nhật: Khoảng rạng sáng ngày 3/1, lực lượng chức năng đã khoan xong 35m đất sát trụ bê tông, sau đó, một ống vách thép đường kính khoảng 1,5m được đặt bọc quanh ống cọc bê tông nơi bé Nam mắc kẹt. Việc đặt ống thép diễn ra trong khoảng một giờ. Sau khi đặt ống thép xong, lực lượng cứu hộ sẽ hút lớp bùn đất ở giữa ống thép và cọc bê tông với mục đích làm rỗng khối đất xung quanh. Kế đến, đội sẽ đưa dây xuống cột quanh ống cọc bê tông 3 đoạn để kéo đoạn có bé trai lên.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo

Trong Công điện số 01, ngày 2/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan tập trung cứu nạn, khắc phục hậu quả sự cố tai nạn tại công trường thi công dự án cầu Rọc Sen, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ trì, tiếp tục phối hợp với Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng, Bộ GTVT huy động mọi lực lượng, phương tiện cần thiết để tập trung triển khai công tác cứu nạn kịp thời, bảo đảm yêu cầu nhanh nhất, hiệu quả nhất; kịp thời thăm hỏi, động viên gia đình người bị nạn.

Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu bộ trưởng các Bộ Xây dựng, GTVT, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình thi công các công trình, dự án, không để xảy ra các sự cố, tai nạn tương tự.

Hiệp Nguyễn (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn