WHO thành lập Trung tâm Y học cổ truyền toàn cầu tại Ấn Độ

Ấn Độ và WHO ký kết thỏa thuận thành lập Trung tâm Y học cổ truyền toàn cầu tại thành phố Jamnagar, bang Gujarat

Y học cổ truyền đóng góp được gì trong phòng chống COVID-19

Thủ tướng: Y học cổ truyền là một kho báu

Một số suy nghĩ về kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại và hiện đại hóa y học cổ truyền Việt Nam

Run tay chân dưới góc nhìn của y học cổ truyền

Lễ ký kết giữa ông Vaidya Rajesh Kotecha, Thứ trưởng Bộ Y học cổ truyền của Ấn Độ (Ayush) và Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus diễn ra vào ngày 25/3 tại Geneva (Thụy Sỹ). 

Theo tuyên bố của WHO, Trung tâm Y học cổ truyền toàn cầu này được hỗ trợ bởi khoản đầu tư 250 triệu USD từ Chính phủ Ấn Độ, nhằm khai thác tiềm năng y học cổ truyền từ khắp nơi trên thế giới thông qua khoa học và công nghệ hiện đại để nâng cao sức khỏe con người.

Ước tính, khoảng 80% dân số thế giới sử dụng y học cổ truyền và khoảng 40% các sản phẩm dược được phê duyệt sử dụng ngày nay có nguồn gốc từ các chất tự nhiên, nêu bật tầm quan trọng thiết yếu của việc bảo tồn đa dạng sinh học và tính bền vững.

Cho đến nay, 170 trong số 194 quốc gia thành viên của WHO đã báo cáo việc sử dụng y học cổ truyền và chính phủ của các quốc gia đó đã đề nghị WHO hỗ trợ trong việc thiết lập một cơ quan cung cấp các bằng chứng và dữ liệu đáng tin cậy về các sản phẩm và việc thực hành y học cổ truyền.

Lễ ra mắt Trung tâm Y học cổ truyền toàn cầu mới của WHO tại Jamnagar, Ấn Độ sẽ diễn ra vào ngày 21/4.

Trong một dòng tweet ngày 26/3, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định: “Ấn Độ vinh dự là nơi đặt Trung tâm Y học Cổ truyền toàn cầu WHO hiện đại. Trung tâm này sẽ góp phần xây dựng một hành tinh khỏe mạnh hơn và vận dụng các hoạt động thực hành truyền thống phong phú của chúng tôi vì lợi ích toàn cầu”.

Ông Modi nhấn mạnh các loại thuốc cổ truyền và các phương pháp chăm sóc sức khỏe của Ấn Độ rất phổ biến trên toàn cầu, bày tỏ hy vọng trung tâm này sẽ đóng góp tích cực vào việc nâng cao sức khỏe cộng đồng của nhân loại.

Tiến sỹ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO cho biết: Đối với nhiều triệu người trên thế giới, y học cổ truyền là bến đỗ đầu tiên để điều trị nhiều bệnh. Do đó, đảm bảo tất cả mọi người được tiếp cận với phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả là một phần quan trọng trong sứ mệnh của WHO và trung tâm mới này sẽ giúp khai thác sức mạnh của khoa học để củng cố cơ sở bằng chứng cho y học cổ truyền.

Thuật ngữ y học cổ truyền mô tả tổng thể kiến thức, kỹ năng và thực hành của các nền văn hóa bản địa và các nền văn hóa khác nhau đã được sử dụng theo thời gian để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh thể chất và tâm thần. Phạm vi tiếp cận của nó bao gồm các thực hành cổ xưa như châm cứu, y học ayurvedic (một phương pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện đã có từ nhiều thế kỷ trước bắt nguồn từ miền bắc Ấn Độ) và hỗn hợp thảo dược cũng như các loại thuốc hiện đại...

Nhưng ngày nay, các hệ thống và chiến lược y tế quốc gia vẫn chưa tích hợp đầy đủ đối với hàng triệu nhân viên y học cổ truyền, các khóa học được công nhận, cơ sở y tế và chi phí y tế.

 
Nguyễn An (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin