Pháo hoa bung nở khắp 3 miền Tổ quốc
Hà Nội: 6 vị trí “đắc địa” để xem pháo hoa Tết Ất Mùi
Ăn Tết ở Trường Sa
Xem "Ăn Tết Việt" để biết cách người Tây ăn Tết ta
Chiều nay (18/2), trang tin BBC (Anh) đã đăng tải bài viết cập nhật không khí đón Tết Âm lịch của nhiều nước Châu Á. Trong đó, BBC đã nhắc tới cuộc “đại di cư” lớn nhất thế giới vào mỗi dịp Tết Nguyên đán ở Trung Quốc.
Tết Ất Mùi 2015, Chính phủ Trung Quốc yêu cầu người dân không đốt pháo hoa vì tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra nghiêm trọng ở nhiều thành phố.
Hoạt động đón chào năm mới ở thành phố Thượng Hải và nhiều thành phố lớn khác của Trung Quốc được tổ chức một cách giản dị hơn...
Tết Âm lịch gắn liền với văn hóa Á Đông đã bắt đầu có tầm ảnh hưởng sâu rộng tại nhiều quốc gia phương Tây. Ngày càng có nhiều nước phương Tây coi Tết Âm lịch là một dịp lễ hội đặc biệt. Hãy cùng dạo qua một vòng thế giới trong thời khắc trước Giao thừa năm Ất Mùi…
Người dân ở nhiều nước châu Á đang cùng hân hoan chuẩn bị đón năm mới Ất Mùi, trong những giờ khắc cuối cùng của năm cũ Giáp Ngọ, hãy cùng nhìn lại không khí tất bật, vui tươi chuẩn bị cho Tết Nguyên đán của người dân nhiều nước Á Đông…
Năm Mùi đến với niềm tin trong quan niệm Á Đông rằng sẽ đem đến nhiều may mắn, bình an bởi trong 12 con giáp, Mùi là con giáp mang nhiều điềm lành.
Đài Bắc, Đài Loan: Người đàn ông nhìn qua một chiếc kính lúp để tạo tác hình một chú dê trên đầu bút chì.
Singapore: Thợ lặn trình diễn màn múa rồng ở công viên hải dương học SEA nằm trên đảo Sentosa nhân dịp năm mới Ất Mùi đang đến gần.
Bắc Kinh, Trung Quốc: Người đàn ông làm công tác trang trí trong công viên.
Bắc Kinh, Trung Quốc: Người phụ nữ ngắm nghía những món đồ trang trí đón năm mới bày bán ở một khu chợ.
Trong những ngày này, các thành phố ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Singapore… được trang trí với các sắc màu rực rỡ để chuẩn bị đón chào năm mới.
Singapore: Du khách chiêm ngưỡng vườn hoa trong nhà kính ở công viên Garden by the Bay. Những ngày này, nơi đây xuất hiện hình ảnh những chú dê được tạo thành từ các bông hoa cúc vàng.
Hà Nam, Trung Quốc: Người phụ nữ làm đèn lồng đỏ - một vật phẩm không thể thiếu trong gia đình của nhiều người dân Trung Quốc. Năm mới đến, treo lên một chiếc đèn lồng đỏ mới tượng trưng cho đưa phúc lộc, vận hội mới về nhà.
Seoul, Hàn Quốc: Một cặp đôi đang chụp hình những chú cừu bên trong một quán “cà phê cừu”. Ở một số nước châu Á, hình tượng chú dê được thay thế bằng chú cừu.
Singapore: Bức tượng Thần Tài cao 18m được dựng lên bên vịnh Marina Bay.
Liêu Ninh, Trung Quốc: Thợ thủ công đang hoàn tất bức tượng Thần Tài khổng lồ làm từ 150kg bột gạo. Bức tượng này sẽ được đem trưng bày tại một cửa hàng bách hóa ở địa phương trong dịp năm mới.
Hồng Kông: Một người phụ nữ đi xin câu đối may mắn về treo Tết.
Minila, Philippines: Người bán hàng đang lau những bức tượng hình dê ánh vàng. Năm Ất Mùi đến gần, nhiều người đã tìm cho mình một bức tượng có hình chú dê coi như rước linh vật của năm về nhà.
Hồng Kông: Những người đi mua sắm bước dưới một cánh cổng được thực hiện theo hình chữ “song hỷ”.
Bắc Kinh, Trung Quốc: Những món đồ trang trí hình chú dê bán rất chạy trong những ngày cuối năm.
Jarkata, Indonesia: Ngày cuối năm, một ngôi chùa làm nghi thức tắm cho các bức tượng Phật.
Kuala Lumpur, Malaysia: Một cặp đôi đang chụp hình lưu niệm bên mái vòm được tạo thành từ những chiếc đèn lồng đỏ phía trước một trung tâm mua sắm.
Tokyo, Nhật Bản: Cô gái “check” điện thoại phía trước một cửa tiệm có trang trí hình những chú dê - con giáp của năm 2015.
Kobe, Nhật Bản: Một màn múa rồng đang được trình diễn trên khu phố mua sắm.
Tết Nguyên đán là dịp của gia đình sum họp, vì vậy, ở nhiều nước Á Đông, những ngày này, giao thông là một vấn đề thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận. Khi có quá nhiều người muốn lên những chuyến xe trở về với gia đình trước thềm năm mới, giao thông thường bị quá tải.
Trong suốt những năm qua, những chuyến tàu, chuyến xe ngày Tết ở Trung Quốc luôn thu hút sự quan tâm của báo chí quốc tế, khiến độc giả phương Tây “kinh hoàng” khi chứng kiến mức độ đông đúc của những chuyến xe ngày Tết ở đất nước này.
Dịp Tết Âm lịch đến, người Trung Quốc sẽ có cuộc “đại di cư” lớn nhất thế giới khi cùng một lúc, hàng trăm triệu người Trung Quốc sẽ lên đường trở về nhà đón Tết. Tổng cộng sẽ có khoảng 2,8 tỷ cuộc hành trình diễn ra trên khắp đất nước Trung Quốc vào dịp Tết này.
Thượng Hải, Trung Quốc: Người dân xếp hàng đứng đợi lên tàu ở nhà ga thành phố Thượng Hải.
Bắc Kinh, Trung Quốc: Nhà ga ở thành phố Bắc Kinh những ngày qua luôn đông đúc.
Thượng Hải, Trung Quốc: Người dân nằm ngủ tại nhà ga thành phố Thượng Hải.
Bắc Kinh, Trung Quốc: Sân bay Quốc tế Bắc Kinh cũng đông nghịt người.
Bắc Kinh, Trung Quốc: Hạnh phúc là khi chắc chắn có được một chỗ trên chuyến tàu về quê ăn Tết.
Ở nhiều nước phương Tây, Tết Nguyên đán cũng đang dần trở thành một lễ hội văn hóa thu hút sự quan tâm của người dân bản địa khi cộng đồng người Á sinh sống ở những nước này ngày càng mở rộng giao lưu và gia tăng sức ảnh hưởng.
Ở thành phố Sydney, Úc, Tết Ất Mùi của cộng đồng người Á Đông sinh sống tại đây được coi là cái Tết lớn nhất trong những năm qua khi có nhiều hoạt động phong phú, đa dạng với quy mô lớn hơn hẳn mọi năm.
Sydney, Úc: Lần đầu tiên ở Úc sẽ có cuộc triển lãm đèn lồng hình những chiến binh đất nung, họa theo phát hiện khảo cổ được tìm thấy ở Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc. 90 “chiến binh đèn lồng” cao 2,1m sẽ sắp hàng, thắp sáng khu phía nam cầu Cảng Sydney.
Theo thị trưởng thành phố Sydney, lễ hội Tết Âm lịch của cộng đồng người Á Đông sinh sống ở Sydney năm nay sẽ có khoảng hơn 80 sự kiện lễ hội, thu hút hơn 600.000 du khách gồm những người dân sống trong thành phố, đến từ các bang lân cận và cả từ nước ngoài.
Đối với nước Úc - nơi có đông người gốc Á sinh sống, Tết Âm lịch đang dần trở thành một sự kiện văn hóa thu hút sự quan tâm của cả người dân bản địa, bởi đó là thời điểm mà nhiều hoạt động lễ hội, nhiều nhà hàng ẩm thực Á trưng trổ những nét văn hóa bản địa độc đáo nhất.
Những ngày trước Tết Nguyên đán, các tờ báo lớn của phương Tây đều đăng tải những bài viết giới thiệu về những địa điểm xem - ăn - chơi độc đáo trong dịp lễ hội văn hóa lớn nhất năm của các cộng đồng người Á sinh sống ở nước họ, để độc giả phương Tây được biết và không bỏ lỡ cơ hội tìm tới thưởng thức các giá trị văn hóa rất đặc biệt trong dịp này.
Birmingham, Anh: Năm ngoái, đám rước đón năm Giáp Ngọ đã thu hút tới 15.000 người. Đám rước năm nay dự kiến sẽ còn đông hơn thế. Trong đám rước này, ca múa nhạc, múa lân sư rồng, xiếc, võ thuật… sẽ cùng làm hoạt náo không khí.
London, Anh: Trên quảng trường Trafalgar, khu West End và Chinatown sẽ quy tụ tới hơn 1.000 nghệ sỹ biểu diễn. Dịp đón năm mới Ất Mùi tổ chức ở thành phố London được coi là lễ hội đón năm mới âm lịch lớn nhất được tổ chức bên ngoài lãnh thổ châu Á.
New York, Mỹ: Năm nay, Lễ Tình yêu (14/2) và Tết Nguyên đán (19/2) khá gần nhau, vì vậy, nhiều tờ báo Mỹ đã tranh thủ sự trùng hợp thú vị này để giới thiệu những địa điểm xem - ăn - chơi độc đáo ở các khu có đông người Á sinh sống từ dịp lễ Valentine vừa qua. Năm nay, lần đầu tiên các nghệ sỹ Trung - Hàn sẽ cùng biểu diễn trên sân khấu chào xuân diễn ra ở tòa thị chính Flushing, thuộc ngoại ô thành phố New York.
Turin, Ý: Múa rồng trên đường phố trong mùa lễ hội chào đón năm mới Ất Mùi của cộng đồng người Á sinh sống ở thành phố Turin.
Turin, Ý: Các vũ công đang nhảy múa trên đường phố Turin, Ý, trong dịp chào đón năm mới âm lịch Ất Mùi.
Bình luận của bạn