TS. Bạch Quốc Khánh, Chủ tịch Hội Huyết học - truyền máu Việt Nam phát biểu tại hội nghị tiêu điểm của Hội Huyết học Mỹ - Ảnh: Báo Nhân dân
Bộ Y tế gặp mặt 30 cô đỡ thôn, bản tiêu biểu
Bộ Y tế tham mưu tháo gỡ vướng mắc về quản lý trang thiết bị y tế
Nghị quyết 30 giải quyết cơ bản những khó khăn về trang thiết bị y tế
Chính phủ ra Nghị quyết tháo gỡ "nút thắt" tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế
Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai Hội nghị tiêu điểm của Hội Huyết học Mỹ
Sáng 10/3, tại Hà Nội, Hội Huyết học Mỹ (American Society of Hematology – ASH) phối hợp với Hội Huyết học - Truyền máu Việt Nam tổ chức Hội nghị tiêu điểm của Hội Huyết học Mỹ năm 2023 ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (2023 Highlights of ASH in Asia Pacific). Đây là lần đầu tiên Hội nghị diễn ra tại Việt Nam.
Hội Huyết học Mỹ là hội chuyên khoa lớn nhất trên thế giới với hơn 18.000 thành viên đến từ gần 100 quốc gia bao gồm các bác sỹ lâm sàng, các nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực điều trị bệnh máu. Nhiệm vụ của hội là tăng cường hiểu biết, chẩn đoán, điều trị và phòng, chống các rối loạn ảnh hưởng tới hệ máu, tủy xương, miễn dịch, đông cầm máu thông qua đẩy mạnh nghiên cứu, điều trị, giáo dục, đào tạo và hỗ trợ cho chuyên ngành huyết học.
Các báo cáo được trình bày tại Hội nghị tiêu điểm năm 2023 này là các nghiên cứu đã được báo cáo tại Hội nghị thường niên lần thứ 64 của Hội Huyết học Mỹ (tháng 12/2022). Đây là cơ hội để cán bộ y tế Việt Nam và các nước trao đổi kinh nghiệm và thảo luận với các chuyên gia Huyết học để cải thiện các phương pháp điều trị, cập nhật và ứng dụng các tiến bộ lâm sàng mới trong điều trị bệnh lý Huyết học, như: Hội chứng tăng sinh tủy, bệnh suy tủy xương, bệnh hồng cầu hình liềm và các bệnh lý huyết sắc tố khác, ghép tế bào gốc tạo máu…
Được biết, TS.BS Bạch Quốc Khánh, Chủ tịch Hội Huyết học - Truyền máu Việt Nam và PGS.TS Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương sẽ cùng tham gia chủ trì các phiên báo cáo với 2 chuyên gia của Hội Huyết học Mỹ.
Bộ Y tế gặp mặt 30 cô đỡ thôn, bản tiêu biểu
Chiều 10/3, Bộ Y tế tổ chức buổi gặp mặt 30 cô đỡ thôn, bản (CĐTB) tiêu biểu trên toàn quốc trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Được biết, 30 CĐTB tiêu biểu lần này đại diện cho hơn 3.000 cô đỡ từ các vùng miền khác nhau trong công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em. Họ là người dân tộc thiểu số (DTTS), được lựa chọn từ chính cộng đồng dân tộc tại địa phương. Thông qua dự án “Cô đỡ thôn” của Bộ Y tế, họ đã được tham gia khóa đào tạo về y tế kéo dài 6 tháng để cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn cho phụ nữ mang thai tại các vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan ghi nhận sự đóng góp của đội ngũ CĐTB, đồng thời nhấn mạnh: CĐTB là đội ngũ rất quan trọng, là những cánh tay nối dài của ngành y tế đi đến tận thôn, bản, hộ gia đình để hỗ trợ chị em phụ nữ trong quá trình thai sản. Bộ Y tế đánh giá rất cao vai trò của đội ngũ nhân viên y tế này. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, hoạt động của các CĐTB có gặp một số khó khăn, chủ yếu do các chính sách về hỗ trợ phụ cấp cho cô đỡ chưa được thực hiện tốt. Thời gian tới, Bộ trưởng đề nghị ngành Y tế các cấp phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể, tổ chức liên quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các địa phương xây dựng và thực thi đầy đủ các chính sách đãi ngộ đối với CĐTB, nhằm hỗ trợ, động viên cho đội ngũ CĐTB yên tâm công tác, tiếp tục cống hiến sức lực của mình vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Lần đầu tiên thay khớp gối tăng trưởng thực hiện tại Việt Nam
Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City, Hà Nội vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cho một bệnh nhi 9 tuổi mắc ung thư xương bằng phương pháp thay khớp xương tăng trưởng. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam thực hiện bảo tồn chi cho bệnh nhân ung thư xương bằng phương pháp này.
Sau 1 tuần phẫu thuật, bệnh nhi có thể đi lại và tự sinh hoạt. Trước đó, vào tháng 9/2022, bé phát hiện ung thư xương tại vị trí đầu dưới xương đùi trái.
Theo các bác sỹ, hiện phẫu thuật bảo tồn chi thay vì cắt cụt cho bệnh nhân ung thư xương có tỷ lệ thành công lên đến 80-90%. Tỷ lệ tái phát, di căn giữa hai phương pháp này không có sự khác biệt. Đặc biệt là tỷ lệ sống thêm của nhóm phẫu thuật bảo tồn cao hơn hẳn so với nhóm cắt cụt vì vậy đây là xu thế hướng mới của y học hiện đại.
Cứu sống bệnh nhân bị cây sắt đâm thấu cổ nguy kịch
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh vừa cứu sống một bệnh nhân ngoài 60 tuổi bị cây sắt dài khoảng 30cm đâm thấu cổ.
Trước đó, do vấp phải đá nên cây sắt đâm vào cổ bệnh nhân, nhập viện trong tình trạng trụy mạch, suy hô hấp, cây sắt đâm xuyên từ vùng cổ phải qua phổi phải và trung thất xuống vùng ngực bên trái; Gây rách thùy trên phổi phải, tràn khí, gãy xương bả vai trái…
Bệnh viện đã thực hiện báo động đỏ để hội chẩn toàn viện và chuyển mổ cấp cứu. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, sinh tồn ổn định, đã tự đi lại được, dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.
Phẫu thuật khối u quái 3kg cho bệnh nhân 18 tuổi
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân 18 tuổi có khối u quái trung thất lành tính nặng gần 3kg. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng ho ra máu, người mệt mỏi, khó thở. U quái là một trường hợp tế bào đột biến hiếm gặp, được tạo thành từ nhiều loại mô khác nhau như tóc, cơ, răng hoặc xương.
Ngay sau khi có kết quả chẩn đoán, bệnh nhân chỉ định phẫu thuật bóc tách toàn bộ khối u trung thất. Trong quá trình bóc tách, vấn đề khó khăn đặt ra cho các bác sỹ phẫu thuật đó là khối u có kích thước quá lớn, chiếm chỗ trong lồng ngực nên cần cẩn trọng trong việc cân nhắc cũng như dự phòng khi gây mê.
Sau gần 3 tiếng, cuộc phẫu thuật diễn ra khá thuận lợi và thành công. Ngày thứ 10 sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân tiến triển tốt, vết mổ lành khá nhanh. Hiện tại, thể trạng của bệnh nhân gần như bình thường, ăn uống tốt, tỉnh táo và đi lại bình thường.
Bình luận của bạn