Y tế tuần qua: Việt Nam sẽ sản xuất vaccine COVID-19 từ tháng 9 tới

Việt Nam sẽ sớm có vaccine phòng COVID-19 để tiêm cho toàn dân và tự chủ vaccine theo yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Y tế tuần qua: Việt Nam tiếp tục đón nhận thêm vaccine AstraZeneca

Y tế tuần qua: Hà Nội phong tỏa, cách ly toàn thành phố phòng, chống COVID-19

Y tế tuần qua: Hà Nội nguy cơ bùng phát dịch

Y tế tuần qua: Thủ tướng đồng ý phương án thí điểm cách ly F1 tại nhà

Chính phủ ban hành Nghị quyết 86/NQ-CP phòng, chống dịch COVID-19
Chính phủ vừa thống nhất ban hành Nghị quyết số 86/NQ-CP về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để tiếp tục tập trung ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới kiểm soát tốt dịch, không để xảy ra khủng hoảng y tế, kinh tế - xã hội. Một trong những nội dung quan trọng trong Nghị quyết này là Chính phủ đưa ra mốc thời gian cho các địa phương phấn đấu kiểm soát dịch bệnh. Bên cạnh đó là việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân COVID-19. Kiểm soát chặt chẽ việc giãn cách xã hội, cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm và kịp thời cấp cứu, chữa bệnh cho mọi người dân ở mọi lúc, mọi nơi.

Việt Nam tự sản xuất vaccine COVID-19 trong tháng 9
Nếu mọi việc suôn sẻ, trong tháng 9 tới, Việt Nam có thể có vaccine sản xuất trong nước theo yêu cầu từ Thủ tướng Phạm Minh Chính. Thủ tướng đã nhấn mạnh, phải đảm bảo người dân được tiếp cận bình đẳng với tất cả các loại vaccine, "loại vaccine tốt nhất là vaccine được cấp phép, được tiêm sớm nhất, nhanh nhất, kịp thời nhất". Quan trọng là Việt Nam phải tự chủ được vaccine COVID-19.

Đà Nẵng giãn cách xã hội trong 7 ngày
Lãnh đạo TP.Đà Nẵng vừa chính thức ra thông báo từ 8h ngày 16/8 đến 23/8 sẽ dừng tất cả các hoạt động trên địa bàn thành phố để thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19. Cách ly tuyệt đối nhà với nhà, thực hiện nghiêm nguyên tắc "ai ở đâu ở yên đó", người dân không được ra khỏi nhà trừ trường hợp thực sự cần thiết. Các cơ quan, công sở cũng giảm tối đa số lượng người đến trụ sở làm việc. Các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp và khu công nghệ cao được phép hoạt động và chỉ được tối đa 30% số lượng người lao động tại đơn vị; tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải đảm bảo tổ chức "3 tại chỗ" (làm việc tại chỗ - ăn uống tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ).

Bộ trưởng Bộ Y tế đề xuất hình thức khai báo Y tế cho mỗi cá nhân
Về vấn đề chia sẻ dữ liệu dùng chung trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm phục vụ công tác truy vết và quản lý tiêm phòng COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vữa đề nghị với Bộ Công an và bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất biểu mẫu tờ khai y tế và sử dụng một mã QR duy nhất cho mỗi cá nhân. Điều này đảm bảo xác thực thông tin công dân được nhanh chóng, chính xác, góp phần nâng cao hiệu quả truy vết, kiểm soát di chuyển phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Bộ Y tế khuyến cáo không thực hiện phun khử khuẩn trực tiếp lên người
Liên quan đến việc phòng lây nhiễm dịch COVID-19 cho các cán bộ, nhân viên Y tế và cả bệnh nhân, Bộ Y tế mới đây đã yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh tuyệt đối không phun khử khuẩn trực tiếp lên nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh khi. Việc lạm dụng như trên không những không có hiệu quả để khử khuẩn không khí, bề mặt mà còn gây hậu quả nặng nề như ô nhiễm môi trường, lãng phí hóa chất, đặc biệt không an toàn cho sức khỏe của người bệnh hoặc nhân viên Y tế.

Tình hình COVID-19 thế giới và Việt Nam
Tính đến sáng ngày 14/9, thế gới có tổng cộng 206.981.33 ca nhiễm COVID-19, 4.358.573 ca tử vong. Mỹ hiện vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch với hơn 37,3 triệu ca mắc và 637.132 bệnh nhân không qua khỏi. Trong khi đó tại Việt Nam, tính đến 06h30 sáng 14/8, cả nước đã có 255.748 ca nhiễm COVID-19, 92.738 ca được chữa khỏi và 5.088 ca tử vong.

Cảnh báo về sự nguy hiểm của biến thể Lambda
Các nhà khoa học vừa cảnh báo, biến thể Lambda có nguy cơ vượt biến thể Delta để trở thành mối đe dọa lớn đối với nhân loại. Lambda (B.1.621) được phát hiện lần đầu tiên tại Peru vào cuối năm 2020. Chỉ trong một thời gian ngắn gần đây, biến thể này đang lây lan với tốc độ cực nhanh tại các quốc gia Mỹ Latin. Các nhà nghiên cứu của Đại học Tokyo (Nhật Bản), so với chủng gốc, biến thể Lambda được xác định có 5 đột biến gene mới, trong đó 03 đột biến là RSYLTPGD246-253N, 260L452Q, F490S có khả năng chống lại hoặc trung hòa kháng thể trong vaccine ngừa COVID-19 và 2 đột biến là T76I, L452Q có khả năng thoát miễn dịch mạnh hơn so với biến thể Delta.

Vaccine COVID-19 tự chế của Cuba đạt hiệu quả cao
Tập đoàn dược phẩm sinh học Cuba (BioCubaFarma) mới đây đã công bố các dữ liệu sơ bộ về mức độ hiệu quả của hai vaccine ngừa COVID-19 sản xuất trong nước có tên Abdala và Soberana 2. Theo đó, trong tổng số 2,5 triệu người tiêm thử nghiệm, có 21.000 người nhiễm virus, chiếm 0,8% nhưng chỉ có 99 người tử vong, chiếm 0,003%. Điều này đồng nghĩa, các vaccine giúp ngăn ngừa tới 99,997% ca tử vong và có tác dụng với cả biến thể Delta.

Philippines tiếp tục cấm nhập cảnh người tới từ Ấn Độ
Chính phủ Philippines vừa thông báo sẽ gia hạn lệnh cấm nhập cảnh đối với tất cả các du khách đến từ Ấn Độ và 9 nước khác từ ngày 16 - 31/8 nhằm ứng phó với diễn biến dịch phức tạp. Chỉ trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 13.177 ca mắc mới và 299 bệnh nhân thiệt mạng, nâng tổng số ca mắc trên toàn quốc lên hơn 1,7 triệu người, số ca tử vong cũng đã lên tới 29.838 ca.

Ca nhiễm COVID-19 ở Tokyo tăng mạnh
Chưa đầy một tuần sau khi Olympic, cơ quan y tế tại thủ đô Tokyo thông báo số ca nhiễm tại đây tăng mạnh với 4.989 ca nhiễm mới, số bệnh nhân nặng cũng lên cao kỷ lục. Điều đáng chú ý là hầu hết những người nhiễm đều trong độ tuổi 20 và số trường hợp có triệu chứng nặng là 218.

Đức Bình+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn