Sau Delta, thế giới có thể đối mặt với hiểm họa mới mang tên Lambda

Biến thể Lambda đang bắt đầu lây lan rộng và có độc lực không thua kém gì so với Delta.

Giới khoa học Anh lo ngại về tiêm vaccine vẫn nhiễm biến thể Delta

Thế giới vượt mốc 200 triệu ca COVID-19 và sự "thống trị" của biến thể Delta

Biến thể Delta lây nhanh như thủy đậu, mạnh hơn cúm mùa

WHO cảnh báo biến thể Delta sẽ tiếp tục thống trị

Lambda (B.1.621) được phát hiện lần đầu tiên tại Peru vào cuối năm ngoái, song phải đến ngày 14/6 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới xếp biến thể này vào danh mục biến thể cần chú ý, mức thấp hơn so với các biến thể đáng lo ngại như biến thể Delta. Tuy nhiên chỉ trong một thời gian ngắn gần đây, biến thể này đang lây lan với tốc độ nhanh chóng, trở thành biến thể chủ đạo tại các quốc gia Mỹ Latin.

Tính đến thời điểm hiện nay, biến thể Lambda đã lây lan ra hơn 40 quốc gia trên khắp thế giới. Nhật Bản mới đây cũng công bố phát hiện bệnh nhân đầu tiên nhiễm biến thể Lambda. Hiện cũng có một số cảnh báo nguy cơ bùng phát các ca nhiễm biến thể Lambda tại Mỹ.

Theo một nghiên cứu của Đại học Tokyo (Nhật Bản), so với chủng gốc, biến thể Lambda được xác định có 5 đột biến gene mới, trong đó 03 đột biến là RSYLTPGD246-253N, 260L452Q, F490S có khả năng chống lại hoặc trung hòa kháng thể trong vaccine ngừa COVID-19 và 2 đột biến là T76I, L452Q có khả năng thoát miễn dịch mạnh hơn so với biến thể Delta.

Từ ngày 14/6, biến thể Lambda đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh mục biến thể cần chú ý (VOI), mức thấp hơn các biến thể cần quan tâm (VOC) như biến thể Delta.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, tuy Lambda chưa trở thành mối đe dọa như Delta nhưng biến thể này có khả năng lẩn trốn các kháng thể do vaccine tạo ra, điều này có thể làm tăng số lượng các ca bệnh nặng hoặc khả năng lây nhiễm cao, có khả năng gây ra một cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng khác tương tự như "cơn sóng thần" Delta tạo ra.

Hiện cũng còn quá sớm để xác định liệu biến thể Lambda có dẫn đến nguy cơ bệnh nặng hoặc tử vong cao hơn, hay có thể trở thành biến thể chủ đạo hay không. Tuy nhiên, việc một số lượng lớn người chưa tiêm vaccine đang khiến virus có nhiều cơ hội hơn để lây lan và đột biến thành những biến thể mới. Vì vậy, giới chuyên gia cho rằng, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 và thực hiện biện pháp phòng dịch là những biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay đã ngăn chặn sự xuất hiện của những biến thể mới khác của virus SARS-CoV-2.

"Không đủ tên đặt cho các biến thể"

Sự gia tăng của các biến thể của virus SARS-CoV-2 đang đe dọa nỗ lực chống dịch trên toàn cầu

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây đã bày tỏ lo lắng bảng chữ cái Hy Lạp có thể không đủ để đặt tên cho các biến thể mới của SARS-CoV-2. Đây là một dự báo có thể sớm trở thành thực tế do sự xuất hiện ngày càng nhiều của các biến thể mới.

So với chủng gốc được ghi nhận tại Vũ Hán (Trung Quốc), các biến thể sau đã "tiến hóa" hơn, có khả năng xâm nhập tế bào tốt hơn và "né" được tác dụng của vaccine COVID-19.

Theo Reuters, bác sỹ Gregory Poland mô tả sự xuất hiện và lây lan của biến thể Delta là "phát súng" cảnh báo tới con người.

Theo chuyên gia này, sẽ ngày càng có nhiều biến thể và dần dần sẽ có một hoặc vài biến thể học được cách khống chế các kháng thể do vaccine tạo ra. Nếu điều đó xảy ra, cuộc chiến chống COVID-19 toàn cầu xem như trở về vạch xuất phát.

Giới khoa học có một sự đồng thuận nhất định về sự biến đổi của SARS-CoV-2, xem đây là một phần của tự nhiên. Theo họ, virus bao giờ cũng biến đổi để thích nghi tốt hơn, đối phó hiệu quả hơn với vaccine.

Bác sỹ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu nước Mỹ, cho rằng những người chưa tiêm chủng đang tạo điều kiện làm xuất hiện thêm các biến thể mới. Theo bác sỹ Anthony Fauci, virus càng lây lan trong nhóm chưa tiêm chủng sẽ càng có nhiều cơ hội để biến đổi, có những đột biến "lành tính" nhưng cũng có những đột biến nguy hiểm giúp chúng tránh được hệ miễn dịch.

Tiến sỹ Gregory Ba Lan, một chuyên gia về vaccine tại Mayo Clinic (Mỹ) bày tỏ quan điểm rằng, vấn đề mấu chốt hiện tại là vaccine chỉ ngăn chặn được các ca bệnh nặng nhưng không ngăn được sự lây truyền virus. Đó là bởi vì virus vẫn có khả năng nhân lên trong mũi, ngay cả ở những người đã được tiêm vaccine. Những người này sau đó có thể truyền bệnh khi hắt hơi, bắn các giọt li ti trong không khí. 

Theo các chuyên gia, thế giới sẽ vẫn còn phải chịu "tổn thương" bởi sự gia tăng của các biến thể, chỉ đến khi có sự xuất hiện của thế hệ vaccine mới để có thể chấm dựt sự lây truyền của virus.

Hiệp Nguyễn H+ (Theo Reutes/Newsweek)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn