Empty
Empty

Hiện nay, nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như du lịch nghỉ dưỡng (Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc…), du lịch lữ hành (Hà Nội, Quảng Ninh, Sài Gòn…) cũng như du lịch khám phá, trải nghiệm (Quảng Bình, Hà Giang, Yên Bái…) hay du lịch ẩm thực, du lịch chữa lành… đang phát triển khá nhanh tại nước ta.

Một hình thức du lịch trải nghiệm mới đó là du lịch nông nghiệp, miệt vườn, làng bản đã hình thành và trở thành xu hướng được nhiều du khách lựa chọn. Cái thú vị của loại hình du lịch này là du khách được đắm mình trong không gian của nông nghiệp, miệt vườn, làng bản, được tự mình trải nghiệm, làm ra sản phẩm như câu cá, trồng hái rau, hoa, quả chế biến món ăn hay tự tay làm ra các sản phẩm thủ công truyền thống. Thậm chí, nếu du khách là doanh nhân thì có thể hợp tác để phát triển mô hình kinh doanh trên, làm tăng quy mô, doanh số và lợi nhuận.

Empty

Dựa trên nền tảng Việt Nam là đất nước có truyền thống và thế mạnh phát triển nông nghiệp vào hạng bậc nhất của thế giới, mỗi năm chúng ta xuất khẩu hàng chục tỷ USD ra thế giới (năm 2022 dự kiến khoảng 60 tỷ USD, riêng 9 tháng đầu năm đã đạt 40,8 tỷ USD).

Dựa trên nền tảng công nghệ cao, đó là công nghệ sinh học, công nghệ lượng tử, chuyển đổi số trong chăn nuôi, trồng trọt, chế biến và kinh doanh.

Empty

Chúng tôi đã gặp ông Nguyễn Xuân Hoàng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Y Dược Quốc tế (IMC) - một công ty luôn tiên phong áp dụng đổi mới sáng tạo nhất là trong ngành thực phẩm, TPCN và mỹ phẩm để tìm hiểu về vấn đề này. Ông đã chia sẻ mô hình nuôi tôm, cá và chim yến chất lượng cao, thuận tự nhiên (không dùng hóa chất, kháng sinh và không ô nhiễm môi trường). Quan trọng là thành phẩm rất thơm ngon, bổ dưỡng.

IMC đã ứng dụng mô hình nuôi tôm, cá sử dụng nước lượng tử được xử lý đặc biệt (nước có cụm phân tử nhỏ, có từ trường) có thể diệt được các mầm bệnh trong môi trường nuôi, có thể làm tăng sức khỏe vật nuôi, tăng trọng nhanh hơn và chất lượng tốt hơn. Mô hình này cũng sử dụng các chế phẩm sinh học như probiotic, prebiotic, các enzyme, protein… để tối ưu hóa quy trình chăn nuôi, làm cho chất lượng tôm, cá tốt hơn và đặc biệt không có dư lượng thuốc kháng sinh, các hóa chất độc hại…

Empty

Đối với nuôi chim yến, đây là loài kiếm ăn tự nhiên, không sử dụng thức ăn công nghiệp. Tổ yến được đánh giá chứa các loại protein bổ dưỡng bậc nhất trong thực phẩm, trong số các acid amin mà cơ thể người không tổng hợp được (bắt buộc phải đưa từ nguồn thức ăn vào) như tryophan, methionin, threonine…

Trước đây, tổ yến được thu hái tự nhiên nhưng với số lượng rất ít. Do đó, tổ yến trở thành cực phẩm trong dinh dưỡng. Hiện nay, khai thác tổ yến dễ hơn nhờ các ngôi nhà – môi trường tổ yến nhân tạo xây tại các khu dân cư, nhất là khu vực có nhiều thức ăn của chim yến như gần biển, gần sông.

Nhưng do việc xây dựng và vận hành nhà yến còn tự phát, chưa có hiệu quả vì chi phí xây dựng cao, việc dụ chim yến về làm tổ không chủ động và môi trường trong nhà yến chưa đảm bảo nên số lượng chim không lớn, chất lượng tổ yến chưa cao và không đồng đều.

Hơn nữa chất lượng tổ yến cũng chưa có Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hay tiêu chuẩn quốc tế (CODEX) nên ngành yến sào Việt Nam cũng chưa thực sự phát triển.

Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về món cực phẩm này, nhiều công ty đã đầu tư vào lĩnh vực nuôi yến, trong đó có công ty IMC. Việc nghiên cứu tập tính, đặc điểm sinh học của loài chim yến được các nhà khoa học của IMC rất quan tâm, từ nhiệt độ, độ ẩm, từ trường, độ sáng, âm thanh, cường độ tia âm cực… đến thức ăn, chu kỳ sinh sản, làm tổ đều được mô phỏng theo điều kiện tự nhiên của loài (giống như trong hang động nơi làm tổ của chim).

Nghiên cứu về các loài thiên địch như diều hâu, chim cắt, đại bàng hay rắn, rết… và các thứ làm ảnh hưởng tới nuôi chim đều được mô phỏng bằng thuật toán để làm sao chim có điều kiện thuận lợi nhất để sinh sống, từ đó đảm bảo chất lượng tổ và tăng đàn tốt nhất. Ở vùng lạnh (phía bắc), các nhà khoa học còn phải tính toán tới nhiệt độ sưởi trong nhà yến, thức ăn thứ cấp cho chim khi không ra ngoài kiếm ăn được, cho tới nước uống và chất thải của chim đều phải dùng công nghệ cao (sinh học) để xử lý, làm cho nhà yến trở thành điểm thăm quan, du lịch hấp dẫn.

Empty

Mô hình VAC (Vườn – ao – chuồng) cũng được áp dụng triệt để bởi phân chim có giá trị dinh dưỡng cao, dùng để làm thức ăn cho cá và trồng hoa, trồng rau sạch.

Phía trên ao nuôi cá là tổ hợp quán cà phê và cửa hàng giới thiệu và bán các sản phẩm (ngoài yến sào, tôm, cá, rau xanh còn các sản phẩm dinh dưỡng, TPCN, mỹ phẩm, đồ thủ công…) phục vụ nhu cầu khách thăm quan, du lịch.

Nếu một nhà yến truyền thống xây bằng gạch có giá thành khoảng 2-3 tỷ đồng (tiền xây dựng) và thời gian đến 6 tháng thì việc lắp 1 nhà yến với đầy đủ thiết bị bên trong chỉ khoảng 800 triệu đồng và thời gian 1-2 tuần. Chi phí ban đầu như vậy hiệu quả hơn rất nhiều nhà yến xây bằng gạch theo phương pháp phổ biến hiện nay.

Hơn nữa, công nghệ gọi yến bằng âm thanh (dẫn dụ chim) tương đối không ổn định (nhiều nhà yến xây xong không dụ chim về được. Trong khi đó, công nghệ của IMC là nuôi yến từ giai đoạn mới nở luôn tại tổ cho đến khi trưởng thành, việc dùng chim mồi dụ yến sẽ có hiệu quả cao hơn nhiều so với sử dụng âm thanh.

Mô hình 3 trong 1 kết hợp du lịch chi phí không lớn hơn nhiều so với mô hình nuôi chim truyền thống, nhưng doanh thu sẽ cao hơn. Mỗi tháng, một nhà yến thu được 3-4kg tổ thô. Nếu tính cả du lịch (bán vé check-in) và cà phê thì doanh thu và lợi nhuận sẽ khả quan hơn nhiều.

Hiện IMC đã triển khai nhượng quyền (Franchise) mô hình này và thu mua lại tổ yến để chế tạo thành thực phẩm dinh dưỡng và TPCN. Nên nhớ, tiềm năng xuất khẩu ra thế giới yến sào là rất lớn khi mà đầu tháng 11/2022, Trung Quốc đã đồng ý cho phép nhập khẩu chính ngạnh mặt hàng này. Các thị trường khác như Ấn Độ, EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đánh giá cao giá trị của yến sào Việt Nam.

Được biết, hiện nay yến sào đang được nhà nước quan tâm. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã ký ban hành Công điện số 595/CĐ-TTg ngày 30/6/2023 về việc tăng cường triển khai các giải pháp ngăn chặn tình trạng săn bắt trái phép, quản lý nuôi chim yến và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm tổ yến. Theo Dược sỹ Nguyễn Xuân Hoàng, sự quan tâm của chính là bước tiến quan trọng để chuẩn hóa lại ngành sản xuất yến sào - ngành sản xuất tiềm năng của Việt Nam. Tuy nhiên, để phát triển được ngành này, cần có lộ trình xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và quốc tế (CODEX). Đây sẽ là nền tảng để yến sào có thể vươn ra khắp thế giới với giá trị hàng chục tỷ USD.

Empty
Empty
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý