Thời tiết trở lạnh, bệnh thường gặp nhất ở cả người lớn và trẻ em là viêm đường hô hấp - ảnh minh họa
Nhiệt độ ngày - đêm chênh lệch cao: Trẻ nhập viện 3 lần/tháng vì viêm phổi
Thời tiết thất thường "đe dọa" người đái tháo đường như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng: Đừng để trẻ bị viêm phổi khi thời tiết thay đổi
Thời tiết kỳ lạ, hoa tết... mang họa
Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp – phụ trách khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư) cho biết, thời tiết ẩm thấp, nóng lạnh bất chợt như hiện nay khiến virus cúm bùng phát mạnh trong khi hệ miễn dịch của mỗi người đều yếu đi. Do đó, người dân rất dễ mắc cúm. Có rất nhiều chủng cúm khác nhau như cúm B, cúm H3N2, cúm A/H1N1 và nhiều các bệnh cúm gia cầm khác như cúm A/H5n1, cúm H7N9… Cảm cúm thường gây khó chịu cho người bệnh với các triệu chứng như sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, chóng mặt, đau đầu, đau người.
Hầu hết mọi người đều nghĩ cúm không nguy hiểm nên tự điều trị. Tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh nhân bị biến chứng nặng như viêm cơ tim, viêm phổi, gây suy hô hấp nặng có thể dẫn đến tử vong. Do đó, nếu bệnh nhân tự điều trị cảm cúm bằng các thuốc không cần kê đơn thông thường mà không giảm sốt, khó thở thì cần đi viện để được khám và điều trị kịp thời.
Theo các chuyên gia y tế, cách đề phòng cúm tốt nhất là tiêm vaccine phòng cúm, tăng cường vệ sinh môi trường sống, ăn các thức ăn mềm, bổ dưỡng, luyện tập thể dục để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, thường xuyên rửa tay, khi bên cạnh có người bị cúm thì hạn chế tiếp xúc.
Viêm đường hô hấp
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, thời tiết trở lạnh, bệnh thường gặp nhất ở cả người lớn và trẻ em là viêm đường hô hấp, đặc biệt là trẻ em. Virus gây viêm đường hô hấp phát triển mạnh trong mùa lạnh dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ vì hệ thống đề kháng của trẻ chưa hoàn chỉnh. Virus có thể khiến trẻ bị viêm đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi. Cha mẹ thường chủ quan khi trẻ mới có các dấu hiệu như chảy mũi trong, sốt nhẹ, ho nên thường tự điều trị.
Tuy nhiên, diễn tiến viêm phổi rất nhanh, có thể chỉ biểu hiện bệnh nhẹ nhưng khi con bị khó thở, thở rít đưa đến viện thì đã bị viêm phế quản hoặc viêm phổi nặng. Do đó, khi con bị sốt, ho, cha mẹ không nên tự ý cho con dùng kháng sinh mà nên đưa đi khám để điều trị đúng.
Cha mẹ cần lưu ý khi con bị sốt cao, đau đầu, đau họng, ho, mệt mỏi, chán ăn, đau toàn thân, khó thở, tiêu chảy nhẹ. Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thường không có các biểu hiện nặng mà chỉ thường chảy mũi, sốt nhẹ, thậm chí thân nhiệt giảm. Khi trẻ có các dấu hiệu khó thở, tím tái thì cần đưa đi cấp cứu ngay.
Bệnh lây qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng, đồ chơi nên cha mẹ thường xuyên rửa tay cho con, tránh tiếp xúc với trẻ đang ốm. Trời lạnh nên tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ, giữ ấm vừa, không nên mặc quá nhiều quần áo, trẻ ra mồ hôi gặp lạnh càng dễ viêm phổi hơn.
Tiêu chảy
Một bệnh hay mắc mùa lạnh là tiêu chảy. Theo PGS. Nguyễn Tiến Dũng, mùa lạnh trẻ em cũng rất dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân do trẻ mắc các virus gây rối loạn tiêu hóa hoặc chế độ ăn uống không phù hợp, vô tình ăn phải thức ăn lên men, ôi thiu. Các biểu hiện thường gặp là đầy bụng, khó tiêu, nôn hoặc buồn nôn, tiêu chảy, phân sống.
Theo các chuyên gia y tế, ngoài ra, mùa đông những người có đề kháng kém như người già, người có bệnh mãn tính, phụ nữ mới sinh đều dễ bị nhiễm lạnh, gây tiêu chảy. Biểu hiện bệnh thường là chướng bụng, đau bụng, nôn hoặc buồn nôn, đi ngoài nhiều lần. Có thể chống lạnh bụng bằng cách xoa dầu gió quanh vùng bụng, uống nước gừng… Khi bị tiêu chảy, người dân nên đề phòng mất nước bằng cách uống nhiều nước, uống nước hoa quả… Nếu tiêu chảy nhiều lần, mệt mỏi, da khô thì nên đi viện để được điều trị.
Bình luận của bạn