- Chuyên đề:
- Mẹo vặt hay
Cách sơ chế, chuẩn bị thực phẩm có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng
Cách dễ nhất để nấu ngũ cốc nguyên hạt
Cách tận dụng vỏ quýt
Mẹo nấu ăn đơn giản giúp giảm cholesterol
Soup bí đỏ cốt dừa kiểu Thái cho ngày mát trời
Lựa chọn phương pháp chế biến thực phẩm phù hợp giúp cải thiện hương vị của món ăn mà còn quyết định đến dinh dưỡng. PGS.TS Luis Rustveld – Trường Đại học Y Baylor (Mỹ) chia sẻ tác động của một vài phương pháp sơ chế thực phẩm quen thuộc đến cách cơ thể tiêu hóa cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng:
Ép lấy nước, xay sinh tố
Ép nước chiết xuất dung dịch từ thực phẩm, trong khi xay là biện pháp nghiền nhỏ hoàn toàn rau củ, trái cây. Do đó, nước ép thường có lượng đường cao và chất xơ ít, được cơ thể hấp thụ nhanh chóng và làm đường huyết tăng cũng nhanh. Uống nước ép cũng không giữ bạn no lâu như khi ăn trái cây nguyên quả hay uống sinh tố.
Thái nhỏ thực phẩm
Thái nhỏ là kỹ thuật cơ bản nhất trong sơ chế thực phẩm. Một số hoa quả, rau củ cần được thái thành miếng nhỏ để cơ thể tiêu hóa dễ dàng hơn. Ví dụ, rau củ qủa có màu cam như cà rốt, xoài chứa nhiều chất chống oxy hóa hỗ trợ giảm viêm, ngăn ngừa lão hóa. Phương pháp cắt miếng nhỏ giúp phá vỡ thành tế bào, giải phóng các dưỡng chất này. Với hành và tỏi, băm, thái nhỏ còn tạo ra các hợp chất sulfur tốt cho tim mạch.
Tuy nhiên, một khi bạn đã thái nhỏ rau củ quả, chất chống oxy hóa tiếp xúc với không khí sẽ phân hủy dần, làm giảm lợi ích sức khỏe. Vì vậy, tốt nhất chỉ nên cắt thái ngay trước khi nấu, hoặc cho ngay vào hộp đựng kín sau khi cắt.
Xay nghiền

Hạt được xay nhỏ để dễ tiêu hóa và tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng
Đây là phương pháp sơ chế cần thiết cho các loại hạt mà hàm răng bạn khó xử lý như hạt lanh. Hạt lanh giàu omega-3, nhưng tốt nhất nên được xay thành bột để sử dụng khi nấu cháo, làm bánh.
Gọt vỏ, bóc vỏ
Một số rau củ quả thường được gọt bỏ vỏ trước khi thưởng thức để có hương vị thơm ngon, đồng nhất. Về mặt dinh dưỡng, lớp vỏ này lại tập trung nhiều chất xơ và dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Ví dụ với dưa chuột, vitamin K có nhiều nhất trong vỏ.
Vỏ cà chua cũng chứa lycopene, chất chống oxy hóa có khả năng chống viêm mạnh mẽ. Đun sôi, hấp chín cà chua đến khi vỏ tự bong ra khỏi thịt quả sẽ giúp cơ thể hấp thụ lycopene dễ dàng hơn.
Các phương pháp thái lát, băm nhỏ, thái miếng… còn ảnh hưởng đến thời gian nấu, cách trình bày món cũng như khả năng ngấm gia vị của thực phẩm. Chuyên gia Rustveld cũng khuyến nghị sử dụng phương pháp nấu ăn như hấp, luộc hoặc xào với lượng dầu ăn rất ít. Trái lại, chiên ngập dầu, tẩm ướp với nước xốt đóng sẵn chứa nhiều muối hay hun khói có thể biến những thực phẩm vốn lành mạnh trở thành mối nguy cho sức khỏe.
Bình luận của bạn