Vitamin là nhóm dưỡng chất thiết yếu giúp cơ thể duy trì các chức năng sống và bảo vệ sức khỏe
Podcast: Có nên làm "chuyện ấy" khi đang bị cúm?
Bia rượu ảnh hưởng thế nào tới sức khoẻ đường ruột?
5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa sỏi thận
1. Vitamin B12
Vitamin B12 giữ vai trò thiết yếu trong việc sản xuất hồng cầu, tổng hợp DNA (eoxyribonucleic acid - phân tử mang thông tin di truyền, quyết định đặc điểm và cách cơ thể sinh trưởng, hoạt động) và duy trì hoạt động của hệ thần kinh. Thiếu hụt loại vitamin này có thể diễn ra âm thầm trong nhiều năm, trước khi xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng.
Hậu quả khi thiếu hụt vitamin B12:
- Tổn thương thần kinh và suy giảm trí nhớ: Người thiếu vitamin B12 thường cảm thấy tê bì tay chân, hay quên, lẫn lộn, thậm chí rối loạn tâm thần.
- Mệt mỏi kéo dài: Do cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu, người bệnh thường xuyên cảm thấy kiệt sức, chóng mặt.
- Rối loạn tâm trạng: Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa thiếu vitamin B12 với nguy cơ trầm cảm, lo âu.
- Ảnh hưởng khả năng vận động: Nếu không được điều trị, các tổn thương thần kinh có thể không phục hồi, ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Nguồn cung cấp vitamin B12:
Vitamin B12 có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt đỏ, cá (đặc biệt là cá hồi, cá ngừ), trứng và các sản phẩm từ sữa. Đây là những thực phẩm giúp ngăn ngừa hiệu quả tình trạng thiếu máu và tổn thương thần kinh. Với người ăn chay hoặc người lớn tuổi – hai nhóm dễ thiếu hụt vitamin B12, nên bổ sung thông qua ngũ cốc tăng cường vitamin B12 hoặc viên uống bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.
2. Vitamin A
Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thị lực, tăng cường miễn dịch và tái tạo mô da. Thiếu hụt vitamin A có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Hậu quả khi thiếu hụt vitamin A:
- Quáng gà và nguy cơ mù vĩnh viễn: Dấu hiệu sớm nhất là khó nhìn trong điều kiện thiếu sáng. Nếu không can thiệp, tình trạng có thể tiến triển thành mù lòa.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi.
- Da khô, dễ tróc và vết thương lâu lành: Thiếu vitamin A làm suy giảm khả năng tái tạo tế bào da và phục hồi tổn thương.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp: Nhiều nghiên cứu ghi nhận mối liên hệ giữa thiếu vitamin A và các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản.

Nguồn bổ sung vitamin A
Nguồn cung cấp vitamin A:
Các thực phẩm giàu beta-caroten như cà rốt, khoai lang, bí đỏ, rau ngót, cải bó xôi, rau dền... sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A, giúp cải thiện thị lực và tăng cường miễn dịch. Ngoài ra, gan động vật, lòng đỏ trứng, phô mai và sữa nguyên kem cũng là nguồn cung vitamin A dồi dào, nên được đưa vào chế độ ăn một cách cân bằng.
3. Vitamin D
Được mệnh danh là “vitamin ánh nắng”, vitamin D giúp cơ thể hấp thụ calci, duy trì mật độ xương và tăng cường miễn dịch.
Hậu quả khi thiếu hụt vitamin D:
- Xương yếu, dễ gãy: Thiếu vitamin D làm giảm hấp thu calci, khiến xương giòn, dễ bị loãng xương và gãy khi có va chạm nhẹ.
- Đau cơ và mỏi mệt: Nhiều người thiếu vitamin D cảm thấy đau nhức không rõ nguyên nhân, đặc biệt ở lưng và các khớp.
- Gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim: Một số nghiên cứu cho thấy thiếu vitamin D liên quan đến huyết áp cao và các vấn đề về tim mạch.
- Dễ mắc bệnh nhiễm trùng: Vitamin D hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và virus.
Nguồn cung cấp vitamin D:
Ánh nắng mặt trời (đặc biệt là buổi sáng sớm) là nguồn tổng hợp vitamin D tự nhiên hiệu quả nhất, giúp phòng ngừa loãng xương và tăng sức đề kháng. Ngoài ra, các thực phẩm như cá béo (cá hồi, cá thu), lòng đỏ trứng, gan, sữa và ngũ cốc để tăng cường vitamin D cũng rất cần thiết, nhất là với người cao tuổi hoặc sống ở khu vực thiếu nắng.

Nguồn bổ sung vitamin D
4. Vitamin K
Vitamin K tuy ít được nhắc đến, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong cơ thể: giúp quá trình đông máu diễn ra bình thường, hỗ trợ duy trì mật độ xương chắc khỏe. Khi thiếu vitamin K, bạn có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng như dễ bầm tím, chảy máu kéo dài hoặc loãng xương, xương yếu dần theo thời gian.
Hậu quả khi thiếu hụt vitamin K:
- Chảy máu khó cầm, dễ bầm tím: Thiếu vitamin K khiến máu khó đông, chỉ một vết trầy nhỏ cũng có thể dẫn đến chảy máu kéo dài.
- Xương yếu và nguy cơ gãy xương: Thiếu vitamin K làm giảm mật độ xương, đặc biệt ở người lớn tuổi.
- Rối loạn tim mạch: Loại vitamin này giúp ngăn calci lắng đọng trong thành mạch, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh tim.
- Vết thương lâu lành: Do rối loạn đông máu, thời gian hồi phục sau chấn thương kéo dài hơn bình thường.
Nguồn cung cấp vitamin K:
Các loại rau lá xanh như cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, súp lơ, rau mùi và rau diếp chứa nhiều vitamin K giúp cơ thể duy trì chức năng đông máu và hỗ trợ xương chắc khỏe.
Bình luận của bạn