Cần Thơ: Nhiều bệnh nhi mắc bệnh hiếm kawasaki

Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ ghi nhận nhiều ca nhiễm bệnh hiếm Kawasaki

Căn bệnh lạ khó nhận biết nhưng dễ khiến trẻ tử vong

Quẳng gánh lo đi để dưỡng tim vui sống

Nấc - Dấu hiệu của nhiều bệnh lý

Làm sao để ứng phó với bệnh lupus ban đỏ?

Mới đây, một bệnh nhi (27 tháng tuổi, ở huyện Kế Sách, Sóc Trăng) nhập viện cấp cứu do sốt cao 4 ngày, góc hàm trái sưng to. Gia đình nghĩ bé bị bệnh quai bị nên đưa đến một phòng khám tư để điều trị, sau đó sốt không giảm mới chuyển đến Bệnh Viện Nhi đồng Cần Thơ.
Tại khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, các bác sỹ ghi nhận bé sốt cao, môi đỏ, nứt, lưỡi đỏ lấm chấm như trái dâu tây, chân tay có dấu hiệu sưng phù, hồng ban trên cơ thể nổi thành từng mảng đỏ ở ngực và bụng, hai mắt đỏ, hạch cổ sưng to, nề đỏ... Kết quả xét nghiệm cho thấy bạch cầu tăng cao, kết quả siêu âm ghi nhận hach cổ trái to, siêu âm tim ghi nhận dãn động mạch vành.
Bác sỹ Hà Anh Tuấn -Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ
Bác sỹ Hà Anh Tuấn -Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ cho biết: "Đây là bệnh rất khó chẩn đoán và dễ nhầm lẫn, bằng kinh nghiệm lâm sàng và sau khi loại trừ các bệnh lý khác, chúng tôi xác định đây là bệnh kawasaki. Chỉ định truyền ngay Gamma Globulin kết hợp uống Aspirin cho bệnh nhi, sau 1 ngày sốt bắt đầu giảm. Hiện tại bé đã hết sốt, hồng ban giảm nhiều, hạch cổ giảm sưng và sức khỏe ổn". 
Bác sỹ Tuấn cũng cho biết thêm: Bệnh này thường khởi phát cấp tính, với những triệu chứng điển hình thường thấy là: Sốt cao kéo dài, phát ban đỏ khắp cơ thể, hai mắt đỏ, môi đỏ, lưỡi đỏ rực, bong rộp ở miệng, bong rộp ở đầu các ngón tay, ngón chân, nổi hạch ở cổ. Một số trường hợp có thể kèm theo sưng và đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân... 
Ngoài ra còn có những triệu chứng khác như: Rối loạn tiêu hóa; Trẻ đau bụng, nôn ói. Nếu không phát hiện điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng lên tim mạch, gây biến chứng phình động mạch vành hoặc viêm tắc và giãn động mạch vành…
Bác sỹ Tuấn cũng khuyến cáo, đối với trẻ đã mắc bệnh kawasaki, thì sau quá trình điều trị khỏi, cần phải được tái khám và theo dõi định kỳ lâu dài, để kiểm tra các biến chứng theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.
Theo y văn, đến nay trên thế giới vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh kawasaki ở trẻ em. Tuy nhiên, bệnh này thường gặp nhiều hơn ở trẻ em người Châu Á, độ tuổi từ 2- 5 tuổi; có một số yếu tố, giả thuyết được đưa ra rằng, bệnh kawasaki có liên quan đến các bệnh nhiễm trùng, siêu vi trên những đứa trẻ có một cơ thể đặc biệt.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn