Quẳng gánh lo đi để dưỡng tim vui sống

Quá lo lắng và chứng nghi bệnh có thể gây nên bệnh tim mạch chết người

Bệnh tim mạch ảnh hưởng thế nào tới tình dục ở nam giới?

Người cao tuổi dễ mắc bệnh mạch vành

Xơ vữa động mạch vành được hình thành thế nào?

Hẹp động mạch vành nên điều trị thế nào?

Không ít nghiên cứu khoa học đã cho thấy mối liên hệ giữa trầm cảm, lo âu và nguy cơ bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành.

Để củng cố thêm điều này, mới đây, các nhà nghiên cứu tới từ Bệnh viện Helse Bergen (Bergen, Nauy) đã tiến hành tổng hợp nghiên cứu phân tích tình trạng bệnh lý và nguy cơ đối với 7.052 người có năm sinh từ 1953 - 1957 trong suốt 12 năm (từ 1997 - 2009). Những người tham gia cũng được yêu cầu báo cáo mức độ lo lắng của họ bằng cách sử dụng Whiteley Index. Đây là một thử nghiệm sử dụng rộng rãi để xác định chứng nghi bệnh (hypochondria).

Khi một người mắc phải chứng nghi bệnh, người đó thường tin hoặc bị ám ảnh rằng mọi biểu hiện trên cơ thể đều là dấu hiệu của bệnh tật nghiêm trọng, kể cả khi không có bằng chứng nào cho thấy người đó bị bệnh. Những người này thậm chí cho rằng những hoạt động bình thường của cơ thể như: Tim đập, đổ mồ hôi, rối loạn tiêu hóa… là triệu chứng của một hay nhiều loại bệnh nào đó.

Bệnh mạch vành xảy ra do lớp nội mạc mạch vành bị tổn thương

Trong toàn bộ thời gian nghiên cứu, có tới 234 người (3,2% tổng số người tham gia vào nghiên cứu) có một sự cố thiếu máu cục bộ hoặc một cơn đau tim hoặc đau thắt ngực cấp tính. Trong số đó, tỷ lệ người thường xuyên lo lắng về bệnh tật lại phát triển bệnh tim mạch nhiều hơn gấp 2 lần người không có lo lắng gì (6,1% so với 3%).

Sau khi xem xét đến các yếu tố có khả năng ảnh hưởng khác, các nhà khoa học cho hay, những người luôn lo lắng về sức khỏe ngay từ khi bắt đầu nghiên cứu tồn tại 73% nguy cơ phát triển bệnh tim mạch so với những người không có biểu hiện lo lắng này ngay từ đầu. Về giới tính, nguy cơ bệnh tim mạch ở phụ nữ thường lo lắng về sức khỏe cao hơn một chút so với nam giới.

Tác giả chính của nghiên cứu, TS. Line Iden Berge tới từ Phòng nghiên cứu Tâm lý học thuộc Bệnh viện Đại học Sandviken (Na Uy) nhận định, những người quá lo lắng về sức khỏe có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nếu họ biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn. Thay vì lo lắng về bệnh tật hoặc đến cầu cứu các bác sỹ, họ cần suy nghĩ tích cực, chẩn đoán đúng nếu có bệnh và giảm những lo âu không cần thiết.

Bảo vệ tim mạch như thế nào?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 2 giây có 1 người chết vì bệnh tim mạch. Cứ 5 giây thì có 1 trường hợp nhồi máu cơ tim và 6 giây thì có một trường hợp đột quỵ. Đặc biệt, bệnh mạch vành là một bệnh rất thường gặp trong số các bệnh tim. Thông thường bệnh sinh của suy mạch vành là do lắng đọng mỡ ở lớp dưới nội mạc các động mạch vành. Tình trạng xơ vữa tiến triển dần dần làm hình thành cục máu đông gây thuyên tắc trong lòng mạch. Biến chứng chủ yếu của bệnh mạch vành là gây cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Thay đổi lối sống là một cách rất hiệu quả để giúp bạn ngăn ngừa hoặc đảo ngược quá trình xơ vữa động mạch, làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, để giảm nguy cơ phát triển bệnh mạch vành, mỗi người cần: Giảm lo nghĩ, xả stress, chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa thuốc lá, hạn chế rượu bia, tập thể dục mỗi ngày, duy trì cân nặng khỏe mạnh...

Một số thực phẩm chức năng dành cho người bệnh xơ vữa động mạch vành hiện nay cũng được các chuyên gia tim mạch đánh giá cao khi có sự phối hợp thêm của những hoạt chất sinh học tự nhiên có tính kháng viêm, kháng khuẩn như Hoàng bá, chống oxy hóa như cây Đỏ ngọn, giúp giãn mạch tăng lưu thông tuần hoàn máu như Đan sâm... để giúp ngăn chặn nguy cơ của bệnh xơ vữa động mạch hình thành và tiến triển.

Biết Tuốt H+

Gợi ý thực phẩm chức năng hỗ trợ tim mạch: Vương Tâm Thống

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch