Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về dự phòng, quản lý tăng huyết áp và bệnh tim mạch” tại Hà Nội sáng 25/4.
Cảnh báo: Xuất hiện thuốc tim mạch Vastarel 20mg giả trên thị trường!
Phụ nữ cần biết gì về nguy cơ bệnh tim mạch?
Tóc bạc càng nhiều, nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành càng cao
Kali quan trọng thế nào đối với huyết áp khỏe mạnh?
Gifographic: Vì sao tăng huyết áp là kẻ thù của trái tim?
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về dự phòng, quản lý tăng huyết áp và bệnh tim mạch” do Bộ Y tế tổ chức sáng 25/4, tại Hà Nội.
Báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, tức là cứ trong 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh. Đặc biệt, tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim làm cho hàng trăm nghìn người bị tử vong, liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm.
Đáng lo ngại hơn, theo TS Trương Đình Bắc – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2015 cho thấy có tới gần 60% người bị bệnh tăng huyết áp chưa được phát hiện và hơn 80% chưa được điều trị. Hơn nữa, 70% số người có nguy cơ bị tim mạch hiện cũng không được tư vấn, quản lý dự phòng.
Bác sĩ Dương Ngọc Long (Viện Tim mạch Việt Nam) cho biết, trong một khảo sát mới nhất tại 1.179 xã, phát hiện số bệnh nhân tăng huyết áp là khoảng 365.000 người trên tổng số hơn 2 triệu người khám sàng lọc. Trong đó, số người mới phát hiện là 49,8%.
Khám bệnh, đo huyết áp thường xuyên để phòng, chống bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.
Đây là con số đáng báo động về thực trạng thiếu nhận thức về tăng huyết áp và hành vi thích hợp trong chăm sóc; hệ thống y tế tại các trạm y tế chưa đủ nhân viên hoặc trang thiết bị chẩn đoán và điều trị cũng như chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về tăng huyết áp để theo dõi bệnh nhân theo thời gian, hoặc để hỗ trợ tuân thủ và duy trì điều trị.
Nguyên nhân của bệnh tim mạch tăng nhanh ở Việt Nam được các chuyên gia chỉ ra rằng là do ăn thiếu rau và trái cây ở mức rất cao: có tới 57,2% dân số trưởng thành ăn thiếu rau/trái cây so với khuyến cáo của WHO là 400gr/ngày và tỷ lệ này ở nam giới cao hơn so với nữ giới (63,1% so với 51,4%).
Ngoài ra, việc ăn mặn cũng góp phần làm gia tăng bệnh tim mạch: Trung bình một người Việt Nam tiêu thụ 9,4 gram muối trong một ngày, cao gần gấp đôi so với khuyến cáo của WHO là dưới 5 gram muối/người/ngày. Lười vận động cũng là nguyên nhân của bệnh tim mạch: chúng ta có gần 1/3 dân số thiếu hoạt động thể lực so với khuyến cáo của WHO (hoạt động thể lực ít nhất 150 phút/tuần).
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận một số nội dung: Thực trạng phòng chống bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam; gánh nặng bệnh tật của bệnh tim mạch, tăng huyết áp và giải pháp can thiệp tại Việt Nam; sáng kiến toàn cầu về bệnh tim mạch; các mô hình chăm sóc bệnh lý tim mạch... nhằm hạn chế bệnh tăng huyết áp gia tăng.
Cục Y tế dự phòng cho biết, bệnh tăng huyết áp có thể được phòng ngừa hiệu quả và duy trì ở mức lý tưởng 120/80 mmHg nhờ các biện pháp tích cực thay đổi lối sống lành mạnh:
1. Chế độ ăn hợp lý: Giảm ăn mặn (dưới 5g muối/ngày); tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi; hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo no; đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng.
2. Duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9; cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ. Tích cực giảm cân (nếu quá cân).
3. Hạn chế uống rượu, bia; ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
4. Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
5. Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý; tránh bị lạnh đột ngột.
Người bị bệnh tăng huyết áp cần được khám sàng lọc, phát hiện sớm. Bên cạnh áp dụng các biện pháp tích cực thay đổi lối sống như trên, bệnh nhân cần được theo dõi, quản lý bệnh lâu dài và điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc để giảm bớt các nguy cơ xảy ra biến chứng và để duy trì mức huyết áp hợp lý.
Cục Y tế dự phòng cho biết, bệnh tăng huyết áp có thể được phòng ngừa hiệu quả và duy trì ở mức lý tưởng 120/80 mmHg nhờ các biện pháp tích cực thay đổi lối sống lành mạnh:
1. Chế độ ăn hợp lý: Giảm ăn mặn (dưới 5g muối/ngày); tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi; hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no; đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng.
2. Duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9; cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ. Tích cực giảm cân (nếu quá cân).
3. Hạn chế uống rượu, bia; ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
4. Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
5. Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý; tránh bị lạnh đột ngột.
Người bị bệnh tăng huyết áp cần được khám sàng lọc, phát hiện sớm. Bên cạnh áp dụng các biện pháp tích cực thay đổi lối sống như trên, bệnh nhân cần được theo dõi, quản lý bệnh lâu dài và điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc để giảm bớt các nguy cơ xảy ra biến chứng và để duy trì mức huyết áp hợp lý.
Bình luận của bạn