Điều trị tăng huyết áp nên giảm lượng muối natri và tăng bổ sung kali?
6 dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt kali
Coi chừng tăng kali máu ở người suy thận
Kali - thừa, thiếu đều phiền!
Bổ sung kali giúp giảm nguy cơ đột quỵ sau mãn kinh
Tăng huyết áp là một kẻ giết người thầm lặng. Trên toàn thế giới, tăng huyết áp ảnh hưởng đến khoảng 1 tỷ người. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng huyết áp là nguyên nhân đằng sau 51% số ca tử vong vì đột quỵ và 45% ca tử vong vì bệnh tim.
Các nghiên cứu trong những năm gần đây đã chứng minh rằng chế độ ăn nhiều muối (hàm lượng natri cao) có thể dẫn đến tăng huyết áp.
Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Sinh lý học - Nội tiết và Chuyển hóa cho biết thêm, lượng natri cao không chỉ là yếu tố dinh dưỡng quan trọng mà kali cũng đóng một vai trò nhất định đối với tăng huyết áp.
Tác giả của nghiên cứu này, GS.TS. Alicia McDonough tới từ Trường Y khoa Keck thuộc Đại học Nam California (Hoa Kỳ) cho hay: “Giảm lượng natri là cách tốt nhất để hạ thấp huyết áp. Bên cạnh đó, tăng cường lượng kali cũng có tác động không kém phần quan trọng đối với bệnh tăng huyết áp”.
Nghiên cứu này khám phá mối liên hệ giữa kali, natri và tỷ lệ natri - kali để rút ra kết luận về lợi ích của kali.
Cuộc điều tra bao gồm các nghiên cứu dân số và can thiệp cũng như nghiên cứu các cơ chế phân tử liên quan.
GS.TS McDonough đã tìm thấy một số nghiên cứu về dân số cho thấy chế độ ăn nhiều kali có liên quan tới hạ huyết áp, bất kể lượng muối ăn vào. Bổ sung kali cũng cho kết quả tương tự.
Ngoài các nghiên cứu về dân số, McDonough đã nghiên cứu về mối liên hệ natri - kali trên chuột để giải thích các cơ chế tiềm ẩn đằng sau sự tương tác này. Có vẻ như cơ thể sử dụng natri để kiểm tra nồng độ kali máu.
“Khi kali tăng cao, thận sẽ tiết ra nhiều muối và nước, làm tăng bài tiết kali. Ăn chế độ ăn nhiều kali cũng giống như dùng thuốc lợi tiểu”, GS.TS Alicia McDonough cho hay.
Có nghĩa là, kali rất quan trọng trong việc giữ huyết áp trong phạm vi bình thường. Trong đó, natri vẫn là một yếu tố quan trọng, nhưng chỉ giảm mỗi lượng muối ăn vào cũng không thể kiểm soát tăng huyết áp.
GS.TS McDonough giải thích rằng việc nâng mức kali trong chế độ ăn kiêng sẽ đòi hỏi nỗ lực của mỗi người. Ăn nhiều rau củ quả, đậu và ngũ cốc đều có thể cung cấp đủ lượng kali. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ăn nhiều natri vì nó có mặt trong rất nhiều thực phẩm và giảm tiêu thụ kali – điều này làm tăng đáng kể nguy cơ mắc tăng huyết áp.
Nên tiêu thụ bao nhiêu kali?
Theo một báo cáo của Viện Y học năm 2004 , người trường thành được khuyên nên tiêu thụ ít nhất 4,7gr kali mỗi ngày để hạ huyết áp. Họ nói rằng mức tiêu thụ này sẽ làm giảm tác dụng của muối, giảm nguy cơ sỏi thận và mất xương.
Tốt nhất nên tiêu thụ kali từ những thực phẩm giàu kali như: Cá ngừ, cá hồi, sữa chua, sữa tách béo, trứng, hạt mắc ca, hạnh nhân, nấm… Ngoài ra, bạn có thể tham vấn bác sỹ để lựa chọn các sản phẩm bổ sung kali phù hợp.
Bình luận của bạn