Người dân Việt Nam tuân thủ các biện pháp phòng tránh Covid-19. Ảnh: AFP
Mách bạn cách đeo khẩu trang đúng phòng lây nhiễm Covid-19
Đeo khẩu trang y tế đúng cách như thế nào?
Đeo khẩu trang có giúp phòng ngừa bệnh cúm?
Đeo khẩu trang "chợ": Có cũng như không?
Virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp lây qua con đường tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn, dịch tiết đường hô hấp của người bị nhiễm. Khẩu trang không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ người khỏe mạnh khỏi virus, mà quan trọng hơn cả, khẩu trang ngăn dịch tiết từ người đang mang virus (mà không có biểu hiện bệnh) phát tán vào không khí, lây cho những người xung quanh.
Do đó, việc lựa chọn khẩu trang đảm bảo được nhiệm vụ thứ 2 sẽ giúp ngăn chặn dịch Covid-10, khi có sự xuất hiện của nhiều biến chủng virus SARS-CoV-2 mới. Tuy nhiên, người dân nên lưu ý rằng, đeo khẩu trang không thể thay thế biện pháp cách ly tại nhà.
Khẩu trang N95
Khẩu trang N95 có van một chiều không có hiệu quả bảo vệ cộng đồng
Khẩu trang N95 là dạng mặt nạ phòng độc, thường được sử dụng bởi các nhân viên y tế trong các môi trường đặc biệt. Đúng như tên gọi, loại khẩu trang này có thể ngăn chặn 95% các phân tử rất nhỏ trong không khí mà người đeo khẩu trang hít vào, khiến N95 có tác dụng bảo vệ người đeo khỏi các bệnh lây qua đường hô hấp.
Một số loại khẩu trang N95 có thiết kế van một chiều, giúp các nhân viên y tế thở ra dễ dàng hơn. Vì thế, giọt tiết theo hơi thở của người đeo ra môi trường không được lọc bởi khẩu trang và có nguy cơ phát tán virus trong không khí. Nói cách khác, đeo khẩu trang N95 không có tác dụng bảo vệ cộng đồng khỏi người mang virus.
Khẩu trang N95 chỉ có thể sử dụng một lần và cần được đeo khít vào khuôn mặt. Với giá thành cao và công dụng đặc biệt, khẩu trang N95 nên dành riêng cho các nhân viên y tế.
Khẩu trang y tế
Khẩu trang y tế giúp hạn chế hít thở trực tiếp các giọt không khí có chứa virus
Khẩu trang y tế là lựa chọn an toàn thứ hai sau khẩu trang N95. Khẩu trang y tế có thể bảo vệ mũi và miệng của người đeo khỏi giọt tiết mang mầm bệnh trong không khí, đồng thời giúp những người xung quanh hạn chế tiếp xúc với giọt tiết của người đeo.
Khẩu trang y tế chỉ nên dùng một lần và được thay mới ngay khi có dấu hiệu ẩm ướt, bẩn. Sử dụng khẩu trang chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng và đeo đúng cách mới phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ của khẩu trang y tế.
Khẩu trang vải
Khẩu trang vải có mục đích chính là giữ lại dịch tiết hô hấp khi người đeo nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Việc đeo khẩu trang vải sẽ góp phần làm giảm lây lan virus SARS-CoV-2 ở những người mắc Covid-19 nhưng chưa có biểu hiện bệnh.
Khi khẩu trang y tế trở nên khan hiếm, khẩu trang vải có thể diệt khuẩn để tái sử dụng là lựa chọn thích hợp. Khẩu trang vải làm từ vải dệt với mật độ sợi cao sẽ có khả năng ngăn giọt tiết tốt hơn.
Bạn cũng tự làm khẩu trang 3 lớp từ nhiều chất liệu vải để đạt được hiệu quả bảo vệ cao nhất. Một nghiên cứu của Đại học Illinois, Hoa Kỳ cho thấy khẩu trang vải làm từ 3 lớp lụa/cotton có khả năng bảo vệ tương đương khẩu trang được chứng nhận y tế.
Bạn có thể sát khuẩn khẩu trang vải bằng nước sôi, sau đó giặt với xà phòng. Bạn nên đảm bảo khẩu trang được phơi thật khô ở nơi thông thoáng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
Bình luận của bạn